Soạn bài Ôn tập bài 6 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp bài soan tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình dạy học.
Soạn bài Ôn tập bài 6 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Câu 1: Tóm tắt các đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường.
Bài giải:
Thất ngôn bát cú là loại thơ mỗi bài có 8 câu và mỗi câu 7 chữ. Thể thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi, xuất hiện sớm ở Trung Quốc.
Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật:
– 1 bài gồm 8 câu, 1 câu gồm bảy chữ.
– Bố cục: đế, thực, luận, kết.
– Luật bằng chắc: Tiếng thứ 2 của câu 1 gieo vần nào thì bài thơ viết theo thể ấy. Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh.
– Gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4,6, 8.
Đến đời nhà Đường (thế kỉ thứ VII) mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng, kéo dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài.
Câu 2: Đọc lại các văn bản đã học trong bài và điền thông tin vào bảng:
Bài giải:
Văn bản | Từ ngữ, hình ảnh | Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo |
Nam quốc sơn hà |
Sông núi nước Nam, vua nước Nam cai quản | Diễn tả cảm xúc của tác giả về sự tức giận về sự xâm lược của quân giặc. | tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc |
Qua Đèo Ngang |
Không gian: của núi rừng heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, “cỏ cây chen đá lá chen hoa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn. Nơi đây có cả trời, non, nước Thời gian: chiều tà, thời điểm khi mặt trời xuống núi. Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu. Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”. |
Diễn tả tâm trạng cô đơn của tác giả trước không gian trời đất rộng lớn. | nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa |
Chạygiặc |
lũ trẻ lơ xơ chạy và bầy chim dáo dác bay | Diến tả tâm trạng đau đớn của tác giả trước cảnh đất nước lâm nguy, nhân dâu khổ cực. | Chạy giặc: Lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Sự biết ơn với những người đã hi sinh vì đất nước, lòng căm thù giặc. Vịnh khoa thi hương: Lòng căm thù giặc trước cảnh mất nước, nỗi lòng xót thương của tác giả.· |
Câu 3: Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh Khuya)
Bài giải:
Bố cục:
– Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Việt Bắc
– Hai câu cuối: Những suy tư của thi nhân dưới ánh trăng
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật
Đặc điểm:
Mỗi bài có 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ.
Hiệp vần ở chữ cuối cùng của các dòng 1, 2, 4, ngắt nhịp ở câu 1, nhịp 3/4.
Câu 4: Xác định biện pháp đảo ngữ và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong trường hợp sau:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Bài giải:
Nghệ thuật: đảo ngữ với hai động từ mạnh, ” xiên ngang”, ” đâm toạc”.
-> Tác dụng: diễn tả sự mạnh mẽ, dứt khoát và quyết liệt của Hồ Xuân Hương như rêu – những sinh vật nhỏ bé, yếu ớt- đang trồi lên khỏi mặt đất để tìm được sự sống. Điều đó chứng tỏ nhà thơ là người vừa cá tính, vừa mạnh mẽ. Ngoài ra, bà còn sử dụng nghệ thuật tiểu đối và đảo ngữ ” đá mấy hòn”, rêu từng đám” để thể hiện sức sống mãnh liệt của sự vật. Với nghệ thuật đảo ngữ kết hợp động từ mạnh và tiểu đối, nhà thơ gợi lên sự vẫy vùng, bứt phá của bà. Hồ Xuân Hương như đang vạch trời vạch đất mà kêu là để thỏa nỗi tủi hờn, uất ức mà bấy lâu nay bà cam chịu.
2 câu thơ còn thể hiện rất rõ cá tính của HXH: mạnh mẽ, bản lĩnh, táo bạo, bà đúng là 1 hiện tượng đặc biệt: là phụ nữ viết về phụ nữ, có những phẩm chất rất đẹp và luôn cố gắng vươn lên để thoát khỏi nghịch cảnh như khao khát được hưởng tự do hạnh phúc.
Câu 5: Câu hỏi trong đoạn thơ dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Nhận xét hiệu quả của câu hỏi này trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Nhưng người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Bài giải:
Câu hỏi trong đọan thơ dưới đây là câu hỏi tu từ
– Tác dụng của những biện pháp đó: Những biện pháp tu từ đó khắc họa hình ảnh ông đồ thời Hán học đã tàn qua đó thể hiện sự tàn lụi của một nền học thuật, của một truyền thống văn hóa, đồng thời bài thơ toát lên niềm cảm thương sâu sắc trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Câu 6: Em rút ra được bài học gì khi viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng?
Bài giải:
Trong xã hội hiện đại, khi mà chủ nghĩa cá nhân đang lên ngôi. Thì những vấn đề về sống có ý thức cộng đồng thực sự khiến mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.
Trước hết, ý thức là một khái niệm khá trừu tượng và chỉ có ở con người. Hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp, từ đó có được lòng tin và niềm yêu thương của mọi người.
Vậy biểu hiện của một con người sống có ý thức cộng đồng là gì? Một người sống có ý thức cộng đồng trước hết phải thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng (cơ quan, tổ chức hay rộng hơn là cả một đất nước). Đồng thời luôn giữ được thái độ tôn trọng và yêu mến, đối xử bình đẳng với mọi người xung quanh. Cùng với đó là tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên. Sống trong một tập thể, mỗi người nên hạ thấp cái tôi cá nhân, hòa nhập với mọi người xung quanh bằng lòng chân thành và thấu hiểu. Nhưng không phải là không dám khẳng định chính kiến của bản thân. Hòa nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân.
Trong xã hội hiện đại, việc có ý thức cộng đồng sẽ thể hiện đạo đức của bạn. Đa số mọi người dân đều có ý thức cộng đồng, ví dụ như thực hiện đúng luật giao thông, vứt rác đúng nơi quy định, không gây mất trật tự nơi công cộng. Chưa bao giờ chúng ta hiểu rõ về ý thức cộng đồng như những ngày đất nước phải chiến đấu với đại dịch Covid – 19 vừa qua. Từ những người gian dối trong việc khai báo về bệnh dịch đến những người trốn cách ly. Từ những người lợi dụng sự hoang mang của người dân để tăng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm đến những người tung tin giả về “giải cứu” sầu riêng, tôm hùm hay việc Hà Nội phun thuốc khử trùng từ trên cao. Hoặc trường hợp bệnh nhân số 17 đi qua ba nước Anh, Ý, Pháp nhưng khi nhập cảnh ở sân bay Nội Bài đã khai báo ý tế gian dối, để rồi kéo theo cả cộng đồng từ những lãnh đạo cấp cao đến người dân phải bước sang một giai đoạn mới. Mỗi ngày qua đi là những ca mắc mới liên tiếp. Tất cả những hành vi trên đều thể hiện sự thiếu ý thức cộng đồng của một số bộ phận người dân.
Đối với mỗi học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, với trọng trách xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn thì cần phải có ý thức cộng đồng. Điều đó đến từ những hành động rất nhỏ như quyên góp ủng hộ người nghèo, giữ gìn vệ sinh trường lớp, giúp đỡ bạn bè trong học tập. Hay như trong giai đoạn được nghỉ học vì dịch bệnh, có nhiều em học sinh tuy còn nhỏ nhưng đã làm được những điều thật ý nghĩa. Câu chuyện về một em nhỏ cùng mẹ làm ra những chiếc bánh rồi đem bán. Toàn bộ số tiền đó, em đã mua khẩu trang ủng hộ cho các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dich. Những bức tranh vẽ của các em học sinh về những chiến sĩ công an bộ đội các y bác sĩ với như một lời tri ân. Chỉ với những hành động nhỏ nhưng cũng để lại ý nghĩa to lớn cho xã hội, giống như câu nói của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình ”.
Tóm lại, ý thức cộng đồng chỉ có được khi chúng ta chịu buông bỏ cái tôi của bản thân, hòa nhập với mọi người xung quanh bằng lòng nhiệt tình. Và nếu sống có ý thức cộng đồng, mỗi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Trên đây là Soạn bài Ôn tập bài 6 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: