Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7

Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7 cung cấp nguồn tư liệu giúp các em học sinh tham khảo để có thêm kiến thức chuẩn bị cho quá trình học.

Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7

Câu hỏi 1: Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút mà em đã học.
Trả lời:

Các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút:
– Chất trữ tình trong thể loại tản văn, tùy bút: yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước hiện tượng và vấn đề của đời sống.
– Cái tôi trong tản văn, tùy bút: yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản và các từ nhân xưng ngôi thứ nhất.
– Ngôn ngữ tản văn, tùy bút: tinh tế, sống động, mang hơi thở đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình.

Câu hỏi 2: Đọc lại các văn bản trong bài và điền vào phiếu sau (làm vào vở):
Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7
Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7
Trả lời:
Văn bản
Chủ đề
Dấu hiệu nhận biết cái tôi của người viết
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản
Cốm Vòng
Nói về Cốm làng Vòng -Một thức quà của lúa non, đặc biệt nhất trong lòng Hà Nội.Sử dụng ngôi thứ nhất làm nhân xưng– Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm; tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; ăn từng chút một; nhón từng chút một; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ tính chất thơm, tính chất ngọt của cốm; ăn một miếng cốm vào miệng là nuốt hương thơm của cánh đồng quê.

– Một ngày đầu tháng Tám….quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi…phơi phới.

– Ta vừa nhau nhỏ nhẹ… ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.

Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
Hạt dẻ Trùng Khánh vào mùa thu dưới cái nhìn đầy tự hào của người con nơi quê hương mình.Sử dụng ngôi thứ nhất làm nhân xưng– Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh.

– Cái đó thì …vưỡn.

– Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.

– Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên.

– Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu.

Mùa phơi sân trước
Những kỉ niệm tuổi thơ ùa về về “mùa phơi sân trước”Sử dụng ngôi thứ nhất làm nhân xưng– Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,…đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.

– Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại.

– Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ….

Câu hỏi 3: Ghi lại cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm Vòng và Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát theo mẫu bảng sau (làm vào vở):
Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7
Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7
Bài giải:
Văn bản
Cảm nhận cái tôi của người viết
Cốm VòngCái tôi đầy lòng tự hào, trân trọng và biết ơn về thứ quà có giá trị mang hương vị của quê hương ta.
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hátCái tôi đầy hãnh diện, tự hào khi giới thiệu về đặc sản của quê hương mình.
Câu hỏi 4: Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa như thế nào? Nêu một vài ví dụ thể hiện sự khác biệt ấy.
Bài giải:

– Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Nó tạo nên sự phong phú, đa dạng khi người dùng sử dụng. Đồng thời, việc khác biệt đó cũng thể hiện rõ văn hóa đặc trưng giữa các miền trong cùng một đất nước.
– Một vài ví dụ thể hiện sử khác biệt ấy:
+ quả dứa: Miền Bắc (quả dứa); miền Trung (trái gai); miền Nam (trái thơm, khóm).
+ bố mẹ: Miền Bắc (bố mẹ, thầy bu); miền Trung (bọ, má); miền Nam (tía, má).

Câu hỏi 5: Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc và tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý những gì?
Bài giải:

– Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc, em cần lưu ý những điều sau:
+ Giới thiệu cảm xúc của mình khi viết về một sự việc.
+ Bộc lộ tình cảm trong bài văn, kết hợp với các yếu tố hỗ trợ như miêu tả, tự sự để lí giải cảm xúc đó.
+ Khẳng định được tình cảm, cảm xúc về sự việc đó trong bài.
+ Rút ra điều đáng nhớ nhất đối với bản thân.
– Khi tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý những điều sau:
+ Bài tóm tắt phải đảm bảo đầy đủ, chính xác về nội dung.
+ Ghi ngắn gọn các thông tin chính mà người khác trình bày bằng các từ khóa, sơ đồ,…
+ Các ý chính trong bài cần được tóm tắt rõ ràng, mạch lạc.

Câu hỏi 6: Ghi lại những món quà mà thiên nhiên ban tặng cho em mỗi ngày và những việc em có thể làm để giúp thiên nhiên tươi đẹp hơn (làm vào vở):
Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7
Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7
Bài giải:
Quà tặng từ thiên nhiên
Việc em có thể làm để thiên nhiên tươi đẹp hơn
Cây và hoaBón phân, tỉa cành, tưới nước hằng ngày
Các loài động vậtKhông săn bắt,giết hại
Bãi biển đẹpKhông xả rác, tham gia các hoạt động tình nguyện dọn rác ngoài bờ biển
Nguồn nước sạchKhông đổ dầu ăn trực tiếp vào bồn rửa chén, không sử dụng thuốc trừ sâu
Không khí trong lànhTrồng cây xanh, hạn chế các hoạt động đốt cháy, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng
Câu hỏi 7: Từ những gì đã học trong bài học này, em hãy trả lời câu hỏi: quà tặng của thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Bài giải:

Đời sống của con người nói luôn gắn liền với thiên nhiên. Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên như là quà tặng bởi nó chính là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Bởi vật, thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, gìn giữ thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Trên đây là Soạn bài Ôn tập bài 4 Ngữ văn 7. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*