Site icon GIAODUCMOI

Soạn bài Cái chúc thư

Soạn bài Cái chúc thư cung cấp bài soan tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình dạy học.

Soạn bài Cái chúc thư
CHUẨN BỊ ĐỌC
Câu hỏi: Các bản chúc thư thường có nội dung, mục đích thế nào và thường do ai lập? Điều gì đảm bảo cho một bản chúc thư có giá trị?
Bài giải:

“Chúc thư” hay “Di chúc” là lời dặn dò của người chủ gia đình, người lãnh đạo đất nước trước khi mất. Chúc thư, di chúc viết thành văn bản có giá trị hành chính, pháp lý. Nếu không biết chữ, hoặc yếu quá không viết được nữa thì nhờ người khác viết, đọc lại cho nghe rồi ký tên hoặc điểm chỉ vào dưới.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra với các nhân vật khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này?
Bài giải:

Các nhân vật sẽ bị bại lộ và có khi bị bắt khi họ tham dự vào màn kịch làm chúc thư mạo danh này.

Câu 2: Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc, Khiết Lý có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau ấy?
Bài giải:

Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc là hào hứng, mong đợi, còn Khiết thì lo sợ. Bởi Hy Lạc là người giục nhưng không phải là người ký nên không có tội, còn được hưởng lợi nếu thành công còn Khiết thì lo sợ do Khiết là người giả mạo, sợ bị phát hiện.

Câu 3: Chú ý phân biệt các lượt thoại nhân vật nói với người khác (đối thoại) và nói với chính mình (độc thoại) trong lớp thứ VI?
Bài giải:

Các lượt thoại nói với chính mình thì đứng sau (nói một mình), (nói riêng), (nói rõ) còn lại là các thoại nói với người khác.

Câu 4: Từng nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý hiện ra trong màn kịch với nét tính cách như thế nào?
Bài giải:

Hy Lạc là một người tham vật chất, không sợ gì cả mà bất chấp tất cả chỉ để giành được gia sản của bác mình, vô tình vô nghĩa.
Khiết là một người tham vật chất nhưng vẫn sợ bị phát hiện, biết cách hưởng lợi cho mình.
Lý là người tham vật chất nhưng biết cách lợi dụng người khác, ngư ông đắc lợi mà không mang tiếng xấu

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỔI
Câu 1: Nêu một số biểu hiện cụ thể của hành động kịch trong văn bản. Có thể sử dụng mẫu bảng sau:
Nhân vật
Hành động kịch qua lời đối thoại Hành động kịch qua lời độc thoại Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi
Hy Lạc
Khiết
Bài giải:
Nhân vật
Hành động kịch qua lời đối thoại Hành động kịch qua lời độc thoại Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi
Hy Lạc
– Cảm ơn và trấn an Khiết vì đóng giả bác…

– Làm việc này vì tình yêu

– Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét

– Giả vờ buồn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài

– Tức tối khi Khiết muốn để tiền cho mình

– Tức tối và chửi thầm Khiết vì tự ý để tiền cho mình

– Muốn biết Khiết có ý gì

– Chửi thầm

– Tức giận

– Bất ngờ

– Vui mừng

Khiết
– Sợ bị phát hiện khi đóng giả nhưng vẫn liều

– Cho đóng cửa  và bảo Hy Lạc ngồi cạnh vì sợ bị phát hiện

– Cho Hy Lạc và Lý ở cạnh

– Đóng giả và muốn chết tiết kiệm

– Tự ý để tiền cho mình

– Vui mừng
– Giúp khiết đóng giả bác

– Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét

– Giả vờ cảm ơn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài

– Vui mừng khi được để cho hai trăm ngàn đồng

– Sợ Khiết quên mình

– Mừng khi việc làm giả hoàn thành

– Bất ngờ

– Vui mừng

Câu 2: Phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong tính cách của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý.
Bài giải:

– Điểm giống là cả ba đều tham tiền tài, hám của, dám làm mọi chuyện để trục lời cho mình
– Điểm khác:
Hy Lạc: Ham tiền tài nhưng lại không biết tính toán nên khi Khiết trục lợi cho mình nên chỉ biết chấp nhận
Khiết: Sợ bị phát hiện nhưng vì tiền nên dám làm liều, lợi dụng sơ hở để trục lợi cho mình
Lý: Ngồi không hưởng lợi, vui mừng khi được lợi mà không mất gì.

Câu 3: Tác giả muốn gửi đến người đọc, người xem thông điệp gì qua văn bản trên? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy.
Bài giải:

Tác giả muốn phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội ngày ấy. Vì tiền mà bất chấp tất cả bất chấp tình thương, tình cảm anh em chỉ để trục lợi cho mình. Điều này được thể hiện qua các tình huống kịch.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Câu 4: Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản.
Bài giải:

– Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích:
– Khiết sợ bị phát hiện nhưng vì tiền nên vẫn dám làm liều
– Hy Lạc vui mừng vì thành công làm giả chúc thư nhưng lại tức tối khi thấy Khiết trục lợi cho bản thân
– Lý bất ngờ vì hành động của Khiết nhưng vẫn thấy vui vì được chia tiền
– Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống

– Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt: Đâu cũng được…. chỉ cốt đừng chôn tôi gần bọn tham quan ô lại….. hoặc tác giả miêu tả : “Chết đắt tiền lắm thì sao cho yên được giấc trăm năm? Nhất sinh tôi cần kiệm, việc tổng táng tôi không được làm tốn tiền”….. Dù lấy tiền của người khác nhưng lại không cho người ta được chết một cách thoải mái, tham tiền nhưng lại không muốn chôn cùng bọn tham ô -> Sự mâu thuẫn, mỉa mai được bộc lộ rõ.
– Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.

Câu 5: Cho biết ý kiến của em về một trong hai nhận định dưới đây:

a, Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn có mặt trong các lớp kịch III, IV, V, VI.
b, ” Cái chúc thư” cũng là một nhân vật văn học có nhiều ý nghĩa.
Bài giải:
a, Nhân vật cụ Di Lung tuy không xuất hiện nhưng thực ra vẫn luôn có mặt trong các lớp kịch III, IV, V, VI.
Ý kiến này đúng vì dù cụ không xuất hiện nhưng luôn được nhắc tới bởi sự đóng vai của Khiết, làm giả cụ Di Lung.

Câu 6: Những đấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Cái chúc thư là hài kịch?
Bài giải:

Dựa trên hành động kịch của các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý. Qua lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm của các nhân vật cho thấy sự mỉa mai của tác giả, bên cạnh đó nhà văn cũng đã rất thành công dùng lời văn để bộc lộ sự châm biếm của mình đối với xã hội lúc bấy giờ.

Câu 7: Cùng với ba bạn trong lớp, em hãy nhập vai và thể hiện lời thoại của một trong bốn nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý, Thận Trọng.
Bài giải:

Học sinh tự thực hiện

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG
Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài Cái chúc thư.
Bài giải:

– Giá trị nội dung:
Thông qua đoạn trích, người đọc có thể thấy được những mặt trái tồn tại trong tâm lí con người. Các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý lòa đại diện cho những kẻ cấu ham tiền tài, thích trục lợi cho mình. Vì lợi ích của bản thân mà không từ thủ đoạn, đối phó với chính người thân của mình.
– Giá trị nghệ thuật:
Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích.
Giọng văn mỉa mai, sử dụng thủ pháp cường điệu, nói quá được sử dụng một cách linh hoạt

Câu hỏi 2. Em hãy nêu nội dung chính của bài Cái chúc thư
Bài giải:

Nội dung chính: phê phán, lên án mãnh liệt với các hành vi giả dối để chuộc lợi cho bản thân.
Câu hỏi 3. Nêu tác giả, tác phẩm, bố cục của bài Cái chúc thư

Bài giải:

1. Tác giả
Vũ Đình Long (19 tháng 12 năm 1896 – 14 tháng 8 năm 1960) là nhà viết kịch Việt Nam. Ông còn là chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân và nhiều tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu… Vở kịch Chén thuốc độc (1921) của ông được coi là tác phẩm khai phá của nghệ thuật sân khấu kịch Việt Nam.

2. Tác phẩm
a. Thể loại: kịch
b. Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm
3. Bố cục: chia như các hồi kịch

Trên đây là Soạn bài Cái chúc thư. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Exit mobile version