Soạn bài Bài học từ cây cau cung cấp nguồn tư liệu giúp các em học sinh tham khảo để có thêm kiến thức chuẩn bị cho quá trình học.
Soạn bài Bài học từ cây cau
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu hỏi: Có bao nhiêu cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này?
Trả lời:
Có 3 cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau trong đoạn này.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
Câu hỏi 1: Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau (làm vào vở):
Bài giải:
Các cuộc hỏi – đáp |
Hỏi |
Đáp |
Giữa “ông” với “bố” | “Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?” | “Con thấy bầu trời xanh” |
Giữa “ông” với “tôi” | “Nhìn lên cây cau cháu thấy điều gì?” | “Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?” |
Giữa “tôi với “ông” | “Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?” | “Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta” |
Giữa “tôi” với hàng cau | 1. “Ở trên đó cau có gì vui?”
2. “Cau có thấy bầu trời cao rộng?” |
1. Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra.
2. Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc. |
Câu hỏi 2: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đinh của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc,…”?
Bài giải:
Theo em, cây cau đặc biệt ở điểm nó mọc thẳng tắp, cao vút lên trên bầu trời. Chính nhờ đặc điểm đó đã khơi gợi mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc.
Câu hỏi 3: Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lê hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có vui?” đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?
Bài giải:
Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lê hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có vui?” đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình vì mặc dù hỏi hàng cau nhưng lại độc thoại và tự cảm nhận cho câu trả lời của chính mình.
Câu hỏi 4: Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân?
Bài giải:
Có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là cách giúp các nhân vật tự hoàn thiện bản thân bởi vì khi trò chuyện với cây cau, đó sẽ là một cách giúp các nhân vật tự nhìn nhận lại để hoàn thiện bản thân hơn. Bởi mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” về cây cau sẽ làm nên sự đa tính cách, khác biệt, suy nghĩ khác nhau.
Trên đây là Soạn bài Bài học từ cây cau. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 5 Ngữ văn 7
- Soạn bài Phòng tránh đuối nước
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- Soạn bài Ôn tập bài 5 Ngữ văn 7