Phiếu bài tập Nói với con

Phiếu bài tập Nói với con

Phiếu bài tập Nói với con cung cấp cho học sinh một số bài tập để ôn luyện trong quá trình học tập và ôn thi tuyển sinh 10.

Phiếu bài tập Nói với con

I.1.Tìm hiểu chung :

Hoàn cảnh sáng tác
 
Thể thơ
 
Bố cục
–  Bài thơ được sáng tác vào năm

 

Ý nghĩa nhan đề
* Chủ đề:
 * Mạch cảm xúc của bài thơ:
 
  I.2. Tìm hiểu nội dung chính
Chép thơ
(gạch chân các từ ngữ nghệ thuật và BPTT)
 
Nghệ thuật và nội dung chính
 

 

        …………………………………………

-…………………………………………..

 

 ………………………………………

 

……………………………….

 

……………………………..

 

 

 

 

 

 

 

 

……………………………………

 

 ……………………………………

…………………………….

 

 

…………………………………

 

 …………………………………………

……………………………………………..

 

……………………………………………..

 

 ……………………………………………

 

……………………………………………….

 ………………………………………

 

 ………………………………………………

 

 ………………………………………….

 

……………………………………..

……………………………………..

…………………………………….

………………………………………..

 

…………………………………………

 

 

 ………………………………………….

 

 …………………………………

1) Người cha nói với con ……………………………….

a. Nói về cội nguồn sinh dưỡng của em, điều đầu tiên cha muốn nói là ……………………………..Đó là cái nôi……………………

– Bằng các hình ảnh cụ thể, Y Phương tạo được không khí gia đình ………………………….

– Những câu thơ gợi ra hình ảnh ………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………..

 

→ Không khí gia đình ………..=> Sự ấm áp, ngọt ngào mà ai đã từng làm cha, làm mẹ không thể không xao xuyến.

→ Bốn câu thơ ………………………………………………………..

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………

b.Người cha còn muốn nói với con: …………………………………..

…………………………………………………………………………………..

– Người đồng mình: ……………………………………………………

……………………………………………………………….

– Lờ là dụng cụ ………………được đan bằng ………….. vách nhà thì được ken bằng những tấm gỗ. Sự đan xen giữa các danh từ (…………) và các động từ (…………) vừa diễn tả những động tác …………….. vừa gợi cuộc sống ………………………………………..

– Rừng cho hoa: ……………………………………..

– Con đường cho những tấm lòng: ………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………….

– Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới: …………………………………

→ Bằng cách nói …………………………………………………………….

……………………………………………………………………..

2) Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình và mong muốn của người cha đối với con

a. Những đức tính tốt đep của người đồng mình:

– Cụm từ : người đồng mình” được ………… → khẳng định ……………….

……………………………………………………………………………………..

→ Lời nói mộc mạc, giản dị gợi ……………………………………..

– Cuộc sống của họ …………………nhưng họ vẫn ……..

– “ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”→ lấy sự ………………….→ những lời trao gửi dặn dò của cha khi đứa trẻ “cao” hơn, dặm bước “xa” hơn , xa mái nhà yêu thương và rừng núi quê hương. Nỗi buồn ấy và khát vọng tiến xa trong cuộc đời đã hun đúc nên ……………..

– Tấm lòng …………….với nơi……………., một cuộc sống tràn đầy niềm vui và sự lạc quan:

– Bằng những ………… cách ………….. kết hợp với các kiểu câu ………………..khác nhau, lời tâm tình của người cha đã góp phần khẳng định người miền núi tuy cuộc sống ……………. “lên thác xuống ghềnh” nhưng họ vẫn sống ………………….. như sông, như suối, bền bỉ, gắn bó tha thiết …………… Từ đó người cha muốn truyền cho con ………………….biết chấp nhận và vượt qua …………….. bằng …………… và ……………… của mình.

– Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin

→ câu thơ có 2 lớp nghĩa

+ Nghĩa tả thực: Đục đá kê cao → ………………………………………….

+ Nghĩa ẩn dụ: đục đá kê cao quê hương → ………………………………..

+ Quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng nó không phải như hồi bé thơ chỉ có an ủi vỗ về mà là tư thế ngẩng cao đầu thẳng tiến mà đi → Cách diễn đạt cụ thể nhưng mơ hồ → niềm tự hào của người cha khi nói về ……………………………

b.Ước mong của người cha

– Người cha mong muốn con phải ………………….và lấy đó làm ……………………….

– Nghệ thuật:

+ Giọng điệu ………………….

+ Hình ảnh ……………………….

II. LUYỆN TẬP

PHẦN 1: (6 điểm)

Câu 1:(4 điểm)                  Chân phải bước tới cha

                                            Chân trái bước tới mẹ

                                            Một bước chạm tiếng nói

                                            Hai bước tới tiếng cười

(Trích “Nói với con” – Y Phương – Ngữ văn 9, tập 2)

Cảm nhận về đoạn thơ trên, một học sinh đã viết câu mở đầu cho đoạn văn của mình như sau: Qua bốn câu đầu bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha mẹ đối với con.

a. Chép lại câu văn trên sau khi đã sửa lỗi ngữ pháp.
b. Coi câu đã sửa là câu mở đầu một đoạn văn, hãy viết thành đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Trong đoạn, sử dụng một câu có thành phần phụ chú và phép nối liên kết câu (gạch chân dưới thành phần phụ chú và phép nối).

 Câu 2: (2 điểm)             Con ơi tuy thô sơ da thịt

                                                  Lên đường

                                                  Không bao giờ nhỏ bé được

                                                  Nghe con.

(Trích “Nói với con”, Y Phương – Ngữ văn 9, tập 2)
  1. Điều lớn nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những câu thơ trên là gì?
  2. Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con được thể hiện trong những lo âu, trong lời nhắc nhở hàng ngày. Hãy viết một đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nói với cha mẹ: Xin cha mẹ yên tâm.
PHẦN 2  (5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:     “Chân phải bước tới cha

               Chân trái bước tới mẹ

              Một bước chạm tiếng nói

              Hai bước tới tiếng cười

             Người đồng mình yêu lắm con ơi

            Đan lờ cài nan hoa

          Vách nhà ken câu hát”

  1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?
  2. Hai câu thơ: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
  3. “Nói với con” là bài thơ hay của Y Phương. Em hãy giới thiệu khoảng nửa trang giấy thi về tác phẩm này.
  4. Lòng hiếu thảo là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính trên.
PHẦN 3  (7 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

……………………………………..

Còn quê hương thì làm  phong tục”.

(“Nói với con” – Y Phương)

Câu 1: Theo em, “Người đồng mình” được nói đến trong đoạn thơ trên là ai?

Câu 2: Nêu hoàn cảnh đất nước ta thời điểm Y Phương sáng tác bài thơ “Nói với con”.

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 15 câu), trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp phẩm chất của “người đồng mình”. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu bị động và 1 thành phần biệt lập phụ chú. (Chú ý gạch 1 gạch dưới câu bị động và gạch 2 gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú để xác định).

Câu 4: Từ đoạn thơ trên, em nhận thấy thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập hiện nay? (Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi).
 PHẦN 4: (4 điểm)

Câu 1: Chép chính xác bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Người cha muốn nói với con điều gì qua đoạn thơ em vừa chép?

Câu 2: Nhận xét ngắn gọn về phong cách nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Câu 3: Từ những điều người cha nói với con trong những câu thơ trên, theo em, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì để “Không bao giờ nhỏ bé” khi bước vào đời. (Trình bày khoảng nửa trang giấy thi)

 PHẦN  5: (4 điểm)

Cho đoạn thơ sau: “Con ơi tuy thô sơ da thịt

            Lên đường

            Không bao giờ nhỏ bé được

           Nghe con.”

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

Câu 2: Chỉ ra hàm ý trong hình ảnh thơ “Lên đường” và “Không bao giờ nhỏ bé” trong đoạn trích trên. Qua đây, em hiểu điều gì về mong ước của người cha đối với con?

Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan cũng đã có những lời khuyên tương tự cho thế hệ trẻ: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Từ đoạn thơ trên và với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy cho biết thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm thế nào để “Không bao giờ nhỏ bé được ” khi chuẩn bị hành trang vào tương lai. Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn trong khoảng nửa trang giấy thi.

Phần 6: 5 điểm

Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.

(Nói với con – Y Phương)

1) Trong câu thơ:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng,hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?

2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?

3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

VI. CỦNG CỐ

Phiếu bài tập Nói với con
Hình ảnh, câu thơ
Nghệ thuật
Tác dụng
“Bước tới”
“Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng”

“Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn”
“Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”

Đáp án Phiếu bài tập Nói với con

I.1.Tìm hiểu chung :

Hoàn cảnh sáng tác
Thể thơ
Bố cục
–  Bài thơ được sáng tác vào năm 1980
– Khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống dần đổi thay, một số người đã đánh mất bản chất cao đẹp trong     con người mình. Nhà thơ viết dể nói với con, nhưng cũng là căn dặn chính lòng ình dù có ở hoàn cảnh nào thì vẫn phải giư lấy cái tâm trong sáng để làm người.
Thơ tự do, những dòng thơ ngắn và thường không có vần làm cho câu thơ giống với lời nhắn nhủ.Những câu thơ mộc mạc, đơn sơ, chân chất đúng như tâm hồn, cung cách của ngươi đồng rừng. Câu thơ giống như tiếng nói hàng ngày, gần gũi với tâm hồn người đọc hơn.

 

– Từ đầu → “đẹp nhất trên đời”: Con  lớn trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

– Còn lại: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

Phiếu bài tập Nói với con

Ý nghĩa nhan đề
* Chủ đề:
* Mạch cảm xúc của bài thơ:
Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tác giả với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình.Lời của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của con, ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình, mong con tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp đó– Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ những tình cảm gần gũi thiết tha nâng lên thành lẽ sống.

–  Cách dẫn dắt tự nhiên, có tầm khái quát, thấm thía

 I.2. Tìm hiểu nội dung chính
Chép thơ (gạch chân các từ ngữ nghệ thuật và BPTT)
 Nghệ thuật và nội dung chính
Chân phải bước tới cha

                 Điệp ngữ

 Chân trái bước tới mẹ

 

 

->bước chân ấy hướng về cha mẹ  và được mẹ cha mừng vui, đón nhận trong niềm hạnh phúc vô bờ

 

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

 

→ Không khí gia đình đầm ấm, quấn quít

 

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Người vùng mình, người miền mình

Đan lờ cài nan hoa: dụng cụ đánh bắt cá

 

Vách nhà ken câu hát

cuộc sống lao động  gắn bó, đầm ấm,  êm đềm tươi vui

 

Rừng cho hoa

hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp

Con đường cho những tấm lòng

-hình ảnh thực tả con đường: con đường lên rẫy

-hình ảnh ẩn dụ chỉ con đường đời mà con sẽ đi qua.

Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Cội nguồn của hạnh phúc.

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

 Người đồng mình thương lắm con ơi

lặp lại → khẳng định phẩm chất của người đồng mình

→ Lời nói mộc mạc, giản dị gợi bao tình yêu thương, sự gần gũi.

Cao đo nỗi buồn

→ lấy sự từng trải để đo chiều cao

Xa nuôi chí lớn

→ lấy chí lớn để đánh giá độ xa

→ khát vọng tiến xa trong cuộc đời đã hun đúc nên ý chí của con người.

 

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

→ tấm lòng chung thủy với quê hương

Sống như sông như suối

sống mạnh mẽ, khoáng đạt

Lên thác xuống ghềnh

Cuộc sống nhiều khó khăn

Không lo cực nhọc

vượt qua khó khăn thử thách bằng ý chí , nghị lực và niềm tin của mình

 

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

 

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi, tuy thô sơ da thịt

 

Lên đường

 Không bao giờ nhỏ bé được

 Nghe con

1) Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng:

a. Nói về cội nguồn sinh dưỡng của em, điều đầu tiên cha muốn nói là tình cảm gia đình. Đó là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.

– Bằng các hình ảnh cụ thể, Y Phương tạo được không khí gia đình đầm ấm và hạnh phúc:

– Những câu thơ gợi ra hình ảnh đứa con đang chập chững bước những bước đi đầu tiên trong cuộc đời. Những bước chân ấy hướng về cha mẹ  và được mẹ cha mừng vui, đón nhận trong niềm hạnh phúc vô bờ. Đi đến đâu, con cũng nhận được tình yêu ấy. Tấm lòng cha mẹ chính là cái đích mà con hướng tới.

 

→ Không khí gia đình đầm ấm, quấn quít=> Sự ấm áp, ngọt ngào mà ai đã từng làm cha, làm mẹ không thể không xao xuyến.

→ Bốn câu thơ tưởng như chỉ là kể, là tả mà biết bao trìu mến thân thương gửi trong đó.

Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ, cách đo đếm chiều dài theo bước chân con  thể hiện tình yêu thương của cha mẹ.Y Phương đã gợi một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc, đó chính là chiếc nôi đầu tiên nuôi dưỡng con trưởng thành.

b.Người cha còn muốn nói với con: Con lớn lên trong cuộc sống lao động, trong tình yêu thương của “Người đồng mình” và trong nghĩa tình của quê hương làng xóm.

– Người đồng mình: Người vùng mình, người miền mình-> đó là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc. Câu cảm thán đã bộc lộ trực tiếp tình yêu tha thiết, mãnh liệt của cha dành cho người đồng mình.

– Lờ là dụng cụ đánh bắt cá được đan bằng những nan tre vót tròn, vách nhà thì được ken bằng những tấm gỗ. Sự đan xen giữa các danh từ (lờ, nan hoa, câu hát) và các động từ (đan, cài, ken) vừa diễn tả những động tác thuần thục, khéo léo, vừa gợi cuộc sống lao động  gắn bó, đầm ấm,  êm đềm tươi vui, đầy chất thơ của người dân miền núi.

– Rừng cho hoa: là  hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp

– Con đường cho những tấm lòng: vừa là hình ảnh thực tả con đường: con đường lên rẫy, con đường xuống chợ, con đường ngoằn ngoèo giữa những sườn núi chênh vênh. Đây cũng là hình ảnh ẩn dụ chỉ con đường đời mà con sẽ đi qua. Trên mỗi con đường ấy, con sẽ được gặp bao tấm lòng rộng mở, chân tình, con sẽ được nâng đỡ chở che , con sẽ được vun đắp cả vê tâm hồn, lối sống.

– Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới: Cội nguồn của hạnh phúc.

→ Bằng cách nói giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, Y Phương đã gợi nhắc mỗi người hãy nhớ về cội nguồn sinh dưỡng đó là gia đình, đó là quê hương, qua đó thể hiện niềm tự hào gắn bó với quê hương yêu dấu.Quê hương và gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đứa trẻ lớn lên ở chặng đường đời đầu tiên của bé. ý thức về cội nguồn sau này là từ cả hai chung đúc lại giúp cho đứa trẻ trưởng thành đặt chân lên con đường dài rộng hơn kế tiếp.

 

2) Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình và mong muốn của người cha đối với con
a. Những đức tính tốt đep của người đồng mình:

– Cụm từ : người đồng mình” được lặp đi lặp lại → khẳng định phẩm chất của người đồng mình là phẩm chất của quê hương bởi sức sống của quê hương là do người đồng mình tạo ra

→ Lời nói mộc mạc, giản dị gợi bao tình yêu thương, sự gần gũi.

– Cuộc sống của họ còn vất vả cực nhọc nhưng họ vẫn bền gan vững chí

– “ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn”→ lấy sự từng trải để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa → những lời trao gửi dặn dò của cha khi đứa trẻ “cao” hơn, dặm bước “xa” hơn , xa mái nhà yêu thương và rừng núi quê hương. Nỗi buồn ấy và khát vọng tiến xa trong cuộc đời đã hun đúc nên ý chí của con người.

– Tấm lòng thủy chung với nơi chôn nhau cắt rốn, một cuộc sống tràn đầy niềm vui và sự lạc quan:

– Bằng những điệp từ, điệp ngữ, cách so sánh cụ thể, kết hợp với các kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha đã góp phần khẳng định người miền núi tuy cuộc sống còn vô vàn khó khăn “lên thác xuống ghềnh” nhưng họ vẫn sống mạnh mẽ, khoáng đạt như sông, như suối, bền bỉ, gắn bó tha thiết với quê hương. Từ đó người cha muốn truyền cho con tấm lòng chung thủy với quê hương; biết chấp nhận và vượt qua khó khăn thử thách bằng ý chí , nghị lực và niềm tin của mình.

Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin

→ câu thơ có 2 lớp nghĩa

+ Nghĩa tả thực: Đục đá kê cao → hành động thường thấy ở miền núi. Quê hương vốn là một khái niệm trừu tượng, chỉ nơi chốn sinh thành của con người

+ Nghĩa ẩn dụ: đục đá kê cao quê hương → tinh thần tự tôn, ý thức bảo vệ cội nguồn của người miền núi.

+ Quê hương hiện lên như một nguồn tiếp sức, nhưng nó không phải như hồi bé thơ chỉ có an ủi vỗ về mà là tư thế ngẩng cao đầu thẳng tiến mà đi → Cách diễn đạt cụ thể nhưng mơ hồ → niềm tự hào của người cha khi nói về quê hương mình.

b.Ước mong của người cha

– Người cha mong muốn con phải tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương và lấy đó làm hành trang  để con vững bước vào đời.

– Nghệ thuật:

+ Giọng điệu thiết tha, trìu mến.

+ Hình ảnh cụ thể, mộc mạc, giàu chất thơ.

II. LUYỆN TẬP

Phiếu bài tập Nói với con

PHẦN 1(6 điểm):
NỘI DUNG
Điểm
Câu 1
4.0 đ
 

 

a
HS có thể chữa lỗi ngữ pháp theo 1 trong 2 cách:

+ Cách 1: Qua bốn câu thơ đầu bài thơ “Nói với con”, Y Phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha mẹ đối vói con.

+ Cách 2: Bốn câu thơ đầu bài thơ “Nói với con” đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha mẹ đối với con.

 0.5 đ
 

 

 

 

 

 

 

 

b
       – Về hình thức và yêu cầu Tiếng Việt:

+ Đúng đoạn T – P – H, có câu kết tốt (0.5)
+ Đúng thành phần phụ chú (0.5)
+ Đúng phép nối (0.5)

 

1.5 đ

Về nội dung:

+ Cách diễn đạt lạ, nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng từng câu gợi âm điệu vui tươi => hình dung hình ảnh cụ thể: đứa con tập đi, cha mẹ hân hoan trong từng bước đi của con.

+ Ý nghĩa khái quát: Từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười, sự trưởng thành của con được cha mẹ nâng niu, dìu đỡ. Con được lớn lên trong không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Đó là hành trang quý báu trong cuộc đời con bởi đó là yếu tố đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành phẩm chất của mỗi con người. => Tấm lòng yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

=> Bốn câu đầu là lời cha nói với con: cội nguồn sinh dưỡng của con chính là gia đình.

Nếu mắc lỗi diễn đạt trừ 0.25 đến 0.5

2.0 đ
Câu 2
 2.0 đ
a
Điều lớn lao nhất cha muốn nói với con:

– Tự hào và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: mộc mạc, giản dị nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, nhân cách (0.25)
– Hãy tự tin, vững bước trên đường đời (0.25)

 

0.5

 

 

b
– Khẳng định tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con thật lớn lao sâu nặng.
– Tình yêu thương đó thể hiện trong nỗi lo âu, lời nhắc nhở hàng ngày
– Con thấy trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và đất nước.
– Con hứa hẹn với cha mẹ……

Lưu ý: Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể trả lời theo ý kiến riêng (tùy bài viết cụ thể, giáo viên linh hoạt cho điểm)
1.5
Phần 2 (5 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”

  1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó?
  2. Hai câu thơ: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
  3. “Nói với con” là bài thơ hay của Y Phương. Em hãy giới thiệu khoảng nửa trang giấy thi về tác phẩm này.
  4. Lòng hiếu thảo là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về đức tính trên.
Phiếu bài tập Nói với con
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Phần 2 (5đ)
Câu 1
(1đ)
– Đoạn thơ nằm trong bài thơ ”Nói với con” của Y Phương.
– Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ được viết năm 1980.+ Sau ngày thống nhất, đất nước ta tiếp tục bị kẻ thù gây chiến: chiến tranh Biên giới Tây Nam; chiến tranh Biên giới phía Bắc; Mĩ tiến hành bao vây cấm vận nên tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực gian nan…+ Bài thơ được viết sau khi đứa con gái đầu lòng của nhà thơ ra đời. Bài thơ là lời tâm sự của nhà thơ với con, qua đó bộc lộ niềm tin tưởng, tự hào về đất nước, dân tộc.
0.5

 

0.5

Câu 2
(1đ)
– Hai câu thơ sử dụng BPTT ẩn dụ.
– Tác dụng:
+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.+ BPTT ẩn dụ ở câu thơ ”Đan lờ cài nan hoa” gợi vẻ đẹp của người đồng mình trong công việc. Họ không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn tài hoa, khéo léo, như gửi cả tâm hồn vào những việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày của họ.
+ BPTT ẩn dụ ở câu thơ ”Vách nhà ken câu hát” gợi tả cuộc sống lao động của “người đồng mình” luôn tràn ngập niềm vui.
0.5

 

 

0.5

Câu 3
(2đ)
Học sinh phải đảm bảo được các vấn đề sau:

a. Về kĩ năng: đây là đoạn theo kiểu thuyết minh để cung cấp tri thức khách quan cho người đọc.
b. Về kiến thức: Học sinh cần giới thiệu các ý sau:

– Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời.
– Giới thiệu về bố cục: 2 phần.
– Giới thiệu được về nội dung khái quát của từng phần.
– Giới thiệu về nghệ thuật của bài thơ.

(Chú ý  HS có thể giới thiệu lồng ghép 3 ý cuối vào nhau vẫn cho điểm miễn là chính xác.)
0.5

0.5

0.5

0.5

Câu 4
(1đ)
a. Học sinh xác định đúng: Đây là vấn đề nghị luận xã hội thuộc khía cạnh tư tưởng đạo lí.

b. Học sinh cần làm theo cấu trúc sau:

* Về hình thức: Đây là đoạn văn nghị luận, tự chọn kiểu lập luận, độ dài vừa phải, hành văn mượt mà, …

* Về nội dung:

– Giải thích được thế nào là lòng hiếu: là lòng biết ơn, là việc làm có nghĩa của con cái, của người bề dưới cung kính tôn trọng người bề trên, phụng dưỡng cha mẹ.

– Biểu hiện: Vâng lời cha mẹ, chăm ngoan học giỏi, khi cha mẹ già yếu thì phụng dưỡng, thuốc thang, làm cho cha mẹ vui lòng …

– Tại sao con người ta phải hiếu thảo:

+ Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc ta
+ Đây là trách nghiệm, nghĩa vụ của con cái với cha mẹ
+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, làm cho con cái trưởng thành hơn
+ Người có lòng hiếu thảo sẽ được người khác ngưỡng mộ, kính trọng, …

– Biện pháp:

+ Rèn luyện bổn phận của người làm con
+ Biết yêu thương, chia sẻ
+ Chăm chỉ học tập để đạt kết quả cao, …

– Bài học rút ra:

+ Con cái phải luôn hiếu nghĩa với ông bà, bố mẹ, người bề trên
+ Cần biết lên án, phê phán phán những kẻ đi ngược lại đạo hiếu của con người như bỏ rơi cha mẹ, đánh đập, đối xử tàn nhẫn với cha mẹ, quên ông bà tổ tiên, …

* Lưu ý: Nếu học sinh có cách diễn đạt khác mà vẫn đúng ý, đảm bảo yêu  cầu của đề thì vẫn cho điểm. Không cho điểm những suy nghĩ lệch lạc, không đúng đề. Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,
0.25

0.75

Phần 3 (7 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

……………………………………..

Còn quê hương thì làm  phong tục”.

(“Nói với con” – Y Phương)

Câu 1: Theo em, “Người đồng mình” được nói đến trong đoạn thơ trên là ai?
Câu 2: Nêu hoàn cảnh đất nước ta thời điểm Y Phương sáng tác bài thơ “Nói với con”.

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 15 câu), trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp phẩm chất của “người đồng mình”. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 1 câu bị động và 1 thành phần biệt lập phụ chú. (Chú ý gạch 1 gạch dưới câu bị động và gạch 2 gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú để xác định).

Câu 4: Từ đoạn thơ trên, em nhận thấy thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập hiện nay? (Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi).

Phiếu bài tập Nói với con

Đáp án  Phần 3 

Câu 1
(0.5điểm)
“Người đồng mình”: là người vùng mình, người miền mình, hay người cùng trên một miền đất, cùng quê hương, cùng dân tộc.0.5đ
Câu 2
(1điểm)
Hoàn cảnh cảnh đất nước ta thời điểm Y Phương sáng tác bài thơ “Nói với con”:

– Sáng tác năm 1980.
– Sau ngày thống nhất, đất nước ta tiếp tục bị kẻ thù gây chiến: chiến tranh Biên giới Tây Nam; chiến tranh Biên giới phía Bắc; Mĩ tiến hành bao vây cấm vận nên tình hình nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội, đời sống nhân dân vô cùng cơ cực gian nan…

 

0.25đ

0.75đ

Câu 3
(4điểm)
Viết đoạn văn:
* Hình thức:

– Đoạn quy nạp gồm 15 câu. (0.5điểm)
– Thành phần biệt lập phụ chú (0.5điểm)
– Câu bị động (0.5điểm)

* Nội dung: Lời dặn dò của người cha với con về lẽ sống và đạo lí với quê hương.

– Phân tích những câu thơ tự do có cách diễn đạt chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, tư duy giàu hình ảnh (ẩn dụ…)
+ Quê hương và cuộc sống bao gian nan thử thách nhưng con người vẫn sống với sức sống mạnh mẽ,  bền bỉ… (0.75điểm)
+ Thái độ sống: con phải chấp nhận, trân trọng và thủy chung với quê hương, sống lạc quan, hồn nhiên, cần cù lao động để tạo dựng cuộc sống ấm no… (0.75điểm)

+ Kế thừa, phát huy và lưu giữ những giá trị văn hóa… bằng cả niềm tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ cội nguồn để giữ trọn vẹn mảnh đất, biên cương của Tổ quốc cho muôn đời sau… (1điểm)

(Chú ý: HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng thể hiện được kiến thức cơ bản

-> GV cho điểm tối đa).

 

1.5đ

 

 

 

2.5đ

Câu 3
(1.5điểm)
* Hình thức: Đoạn văn nghị luận XH khoảng 2/3 trang giấy thi.

* Nội dung: HS cần nêu được những ý cơ bản sau:|
– Nêu rõ luận điểm (vấn đề đặt ra ở đề bài).
– Giải thích “bản sắc văn hóa” là gì?
– Tại sao phải giữ gìn “bản sắc văn hóa”?
– Làm thế nào để giữ được bản sắc văn hóa dân tộc (nhận thức và hành động):
+ Nhà nước và các tổ chức xã hội?
+ Cá nhân mỗi người Việt Nam, đặc biệt với mỗi bạn trẻ?

0.5đ

 

 Phần 4: (4 điểm) Phiếu bài tập Nói với con

Câu 1: Chép chính xác bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Người cha muốn nói với con điều gì qua đoạn thơ em vừa chép?

Câu 2: Nhận xét ngắn gọn về phong cách nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Câu 3: Từ những điều người cha nói với con trong những câu thơ trên, theo em, thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần chuẩn bị cho mình những hành trang gì để “Không bao giờ nhỏ bé” khi bước vào đời. (Trình bày khoảng nửa trang giấy thi)

ĐA Phần 4
Câu 1
1,25 điểm
– Chép chính xác bốn câu thơ cuối.
– Lời cha muốn nói với con:
+ Tuy còn mộc mạc, chất phác, nghèo khó nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực sống.
+ Không tự ti mà phải tự tin, dũng cảm bước trên đường đời để nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương.
→ Là lời cha dạy con về lẽ sống, thái độ sống, về nhân cách làm người.
0,5 đ

0,75 đ

Câu 2
0,75 điểm

 

Phong cách nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:

– Cách tư duy giàu hình ảnh, hình ảnh cụ thể, mộc mạc, giàu ý nghĩa.
– Tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phóng khoáng và trong sáng của người miền núi.

0,75 đ

 

Câu 3
2 điểm
* Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt …

* Nội dung:
– Khẳng định điều cha mong muốn ở con qua những câu thơ.
– Giải thích khái niệm: hành trang → điều cha mong muốn chính là hành trang cho con trên đường đời.
– Suy nghĩ về hành trang mà thế hệ trẻ cần chuẩn bị: tri thức, sức khỏe, kĩ năng, tâm hồn, lối sống …
– Ý nghĩa: hòa nhập với thế giới, không bị tụt hậu, đáp ứng đòi hỏi của nên công nghiệp hóa, hiện đại hóa → xây dựng và bảo vệ đất nước.
– Liên hệ bản thân.

0,5 đ

 

1,5 đ

 

Phần 5: (4 điểm)

Cho đoạn thơ sau: “Con ơi tuy thô sơ da thịt

            Lên đường

            Không bao giờ nhỏ bé được

           Nghe con.”

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

Câu 2: Chỉ ra hàm ý trong hình ảnh thơ “Lên đường” và “Không bao giờ nhỏ bé” trong đoạn trích trên. Qua đây, em hiểu điều gì về mong ước của người cha đối với con?

Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan cũng đã có những lời khuyên tương tự cho thế hệ trẻ: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Từ đoạn thơ trên và với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy cho biết thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm thế nào để “Không bao giờ nhỏ bé được ” khi chuẩn bị hành trang vào tương lai. Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn trong khoảng nửa trang giấy thi.

Phiếu bài tập Nói với con

ĐA Phần 5: (4 điểm)

Câu 1
0,75 điểm
– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

– Năm sáng tác : 1980

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 2
1,25 điểm

 

– Hàm ý “Lên đường”: con trưởng thành, khôn lớn, bước vào đời; “Không bao giờ nhỏ bé”: Tự tin, dũng cảm, có ý chí, giàu niềm tin, giàu nghị lực sống.

– Lời cha nói với con:

+ Tuy còn mộc mạc, chất phác, nghèo khó nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực sống.

+ Không tự ti mà phải tự tin, dũng cảm bước trên đường đời để nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương.

→ Là lời cha dạy con về lẽ sống, thái độ sống, về nhân cách làm người.

0,5 đ

 

0,75 đ

 

 

 

Câu 3
2 điểm
* Diễn đạt đúng hình thức đoạn văn, có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, đúng độ dài qui định, kết hợp các phương thức biểu đạt …

* Nội dung: H bày tỏ những suy nghĩ chân thành về việc cần phải làm của thế hệ trẻ ngày nay để “Không bao giờ nhỏ bé được ” khi chuẩn bị hành trang vào tương lai.

+ Liên hệ từ văn bản: qua lời khuyên của Phó Thủ tướng Vũ Khoan và mong ước của người cha → Chuẩn bị hành trang là việc làm cần thiết. (0,25 đ)

+ Giải thích khái niệm: hành trang → hành trang mà thế hệ trẻ cần chuẩn bị: tri thức, sức khỏe, kĩ năng, tâm hồn, lối sống … (0,25 đ)

– Ý nghĩa: hòa nhập với thế giới, không bị tụt hậu, đáp ứng đòi hỏi của nên công nghiệp hóa, hiện đại hóa → góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước giàu đẹp, vững mạnh. (0,5 đ)

– Liên hệ bản thân: quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước; ra sức học tập, rèn luyện sức khỏe, tu dưỡng đạo đức trở thành người có ích cho xã hội, giúp đất nước phát triển, thể hiện tình yêu nước một cách đúng đắn …. (0,5 đ)

0,5 đ

 

1,5 đ

 

Phần 6: 5 điểm Phiếu bài tập Nói với con

Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau:

Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.

(Nói với con – Y Phương)

1) Trong câu thơ:

“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ rừng,hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?

2) Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?

3) Hãy viết đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) giới thiệu về bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

ĐA Phần 6: 5 điểm

1) Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa: (0.5 điểm)

– Nghĩa đen: Chỉ sự vật (0.25 điểm)
– Nghĩa ẩn dụ: chỉ quê hương (0.25 điểm)

2) Nhà thơ muốn nói với con về những nét đẹp của người đồng mình, của quê hương, đó cũng chính là cái nôi nuôi nuôi dưỡng con trưởng thành : 1 điểm

+ Họ là những con người khéo léo trong lao động, có tâm hồn yêu cái đẹp, có cuộc sống lao động cần cù tươi vui, lạc quan, gắn bó quấn quýt (0.5 điểm)
+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống (0.5 điểm)

3) Viết đoạn giới thiệu bài thơ: 3,5 điểm. Đoạn văn đảm bảo các ý sau:
– Tên tác phẩm – tác giả (0,5 điểm)
– Thể thơ (0,25 điểm)
– Bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ (0.5 điểm)

– Nội dung: (1.5 điểm) HS có thể trình bày Chủ đề -> Bố cục -> Nội dung:

* Chủ đề: Tình cảm gia đình; Truyền thống của quê hương, của dân tộc (0.25 điểm)

* Nội dung: Hai nội dung (Dựa vào SGV Tr. 77).
– Ý 1: 0.5 điểm
– Ý 2: 0.75 điểm

* Nghệ thuật: (0,75 điểm)

+ Từ ngữ, hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị mà gợi cảm. (0.25 điểm)
+ Giọng điệu thiết tha trìu mến; Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên (0.25 điểm)
+  Lối tư duy của người miền núi. (0.25 điểm)

VI. CỦNG CỐ

Phiếu bài tập Nói với con
Hình ảnh, câu thơ
Nghệ thuật
Tác dụng
 

“Bước tới”

 

 

Điệp ngữ

 

 

Thể hiện niềm sung sướng và tự hào của cha khi thấy con đang lớn lên

“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”

 

Nhân hóa

 

 

“Rừng” và  “con  đường”  là  bóng  dáng  của  quê  hương luôn dang rộng vòng tay. Tác giả nhân hóa,  dạy cho  con  biết  rằng  núi rừng quê hương, thiên nhiên đã chở che, nuôi dưỡng con người về cả  tâm hồn và lối sống. Con đã lớn lên trong nghĩa tình của quê hương như thế.

“Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn”

 

 

Câu thơ đối nhau

 

 

Câu thơ bốn chữ, đối nhau như tục ngữ, đúc kết một thái  độ một phương châm ứng xử cao quý. Lấy chiều “cao” của trời, chiều “xa” của đất để “đo nỗi buồn”, để “nuôi chí  lớn”.  Câu  thơ  thể  hiện một bản lĩnh sống cao đẹp của người dân miền núi, của con người Việt Nam. Lời tâm tình của người cha  nói với con cũng  là  lời khuyên răn con phải biết trân trọng mảnh đất quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên.

“Sống như sông như suối
 Lên thác xuống ghềnh
 Không lo cực nhọc”

 

 

Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng thành ngữ:

 

 

Cha đã nói với con về những tính cao đẹp của “người đồng mình”. Điệp ngữ “sống” vang lên ba lần như lời khẳng định tâm thế, bản lĩnh và dáng đứng dũng mãnh của “người đồng mình”. Đó là sống vất vả nhưng vẫn mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu cho quê hương còn đói nghèo cực nhọc. Con phải sống có nghĩa tình chung thuỷ với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua thử thách gian nan. Đó là những điều mà cha “vẫn muốn”, cha mong con, hy vọng ở con.

CÁC DẠNG ĐỀ CỦNG CỐ

Phiếu bài tập Nói với con
  1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:

*Đề 1 :  Viết một đoạn văn ( 10-> 15 dòng) nêu cảm nhận về những câu thơ mở đầu bài “Nói với con”của Y Phương:

Chân phải bước tới cha

                           Chân trái bước tới mẹ.

                           Một bước chạm tiếng nói

                           Hai bước chạm tiếng cười”.

Gợi ý:

– Bằng các hình ảnh thật cụ thể, Y Phương đã tạo nên hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc, đầm ấm và quấn quýt.
+ Người con được nuôi dưỡng chở che trong vòng tay ấm áp của cha mẹ.
+ Con được lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
+ Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, vui mừng, đón nhận.

– Lời thơ rất đặc biệt: nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm khiến cho tình cha con thêm chân thành, thấm thía.

  1. Dạng đề 5 hoặc7 điểm:

* Đề 1 :  Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con”của Y Phương

* Gợi ý:
a. Mở bài:

          – Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhận xét sơ bộ về tác phẩm.

b. Thân bài: Phân tích làm nổi bật những ý cơ bản sau: – Cội nguồn sinh dưỡng của  mỗi con người là gia đình và  quê hương .

 + Cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn. Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.
+ Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên.

=>Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ “cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình” Quê hương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm.

– Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình”  và mong ước của người cha.

+ Người đồng mình không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị gợi nhắc cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương.

+ Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương.

c. Kết luận:

Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài thơ.

BÀI TẬP VỀ NHÀ:

Phiếu bài tập Nói với con
  1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:
*Đề 1 :  Cha muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:

                        “Đan lờ cài nan hoa.

                           Vách nhà ken câu hát

                            Rừng cho hoa

                           Con đường cho những tấm lòng

                           Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

                           Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

                                           ( “Nói với con”- Y Phương)

Gợi ý: – Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt.

+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường  cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên  nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau.

Đề 2.  Viết đoạn văn (Từ 15-20 dòng) cảm nhận về tình Phụ – Tử trong bài thơ ” Nói với con” của Y Phương.
 2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:
                     Cảm nhận về bài thơ ” Nói với con“của Y Phương.
  *Gợi ý:

a. Mở bài:

 – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.

b. Thân bài:

– Cội nguồn sinh dưỡng của  mỗi con người là gia đình và  quê hương

 – > cái nôi êm để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm  hồn.Phải chăng đó là điều đầu tiên người cha muốn nói với đứa con của mình.
->  Tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương thơ mộng nghĩa tình và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên.

– Lòng tự hào về vẻ đẹp của “người đồng mình”  và mong ước của người cha:
+ Đức tính cao đẹp của người đồng mình:
+ Mong ước của người cha qua lời tâm tình.
-> Hai ý này liên kết chặt chẽ với nhau, từ việc ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình người cha dặn dò con cần kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của quê hương.

c. Kết bài:

–  Khẳng định tình cảm của Y Phương với con, với quê hương, đất nước.
– Suy nghĩ, liên hệ .

Trên đây là Phiếu bài tập Nói với con. Mời các bạn tham khảo các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*