Phân tích ông Hai nghe tin làng theo Tây giúp người đọc hiểu hơn về lòng yêu làng, yêu nước của ông. Tình huống truyện thể hiện tài năng xuất sắc của Kim Lân trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
Phân tích ông Hai nghe tin làng theo Tây
Dàn ý |
Bài làm |
I. Mở bàiGiới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây. |
Tình yêu làng, sự gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn vốn là một tình cảm sâu nặng ở con người Việt Nam nói chung, đặc biệt ở người nông dân nói riêng. Lịch sử văn học dân tộc từng xây dựng thành công nhiều nhân vật mang tình cảm đáng quý ấy. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân là một trong những trường hợp tiêu biểu như thế. Ông Hai không những yêu làng mà tình yêu làng ở ông thống nhất bền chặt với lòng yêu nước. Tình cảm ấy thể hiện tập trung qua diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. |
II. Thân bài |
|
* Khái quát– Hoàn cảnh ra đời tác phẩm
|
Truyện làng được viết năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện thành công không chỉ bởi tài năng truyện ngắn của ông mà còn do sự am hiểu người nông dân cùng thời kì lịch sử lúc bấy giờ. Truyện hấp dẫn bạn đọc ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong những tình huống đặc biệt cùng với cách viết đơn giản ngôn ngữ mộc mạc dân dã. |
* Phân tích |
Phân tích ông Hai nghe tin làng theo Tây |
Luận điểm 1: Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:– Trước Cách mạng tháng Tám:
– Khi kháng chiến bùng nổ:
– Khi buộc phải tản cư |
Trước khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: ông là một người nông dân mang tình yêu làng tha thiết.
Trước Cách mạng tháng Tám: Ông tự hào, hãnh diện về làng và kể về nó với niềm say mê, náo nức đến lạ thường: Ông khoe con đường làng lát đá xanh, trời mưa đi chẳng lấm chân; ông khoe sinh phần của một vị quan tổng đốc trong làng;… Khi kháng chiến bùng nổ: ông khoe về một làng quê đi theo kháng chiến làm cách mạng; ông kể một cách rành rọt những hố, những ụ, những giao thông hầm hào;… Khi buộc phải tản cư, ông Hai đã rất nhớ về làng:Ông thường xuyên chạy sang nhà bác Thứ để kể lể đủ thứ chuyện về làng, để vơi đi cái nỗi nhớ làng. Ông kể cho sướng cái miệng, cho vơi cái lòng mà không cần biết người nghe có thích hay không. Ông nhớ làng da diết – muốn về làng, muốn tham gia kháng chiến. Ông thường xuyên theo dõi tình hình của làng cũng như tình hình chiến sự: Mong nắng cho Tây chết, ở phòng thông tin, ông nghe được những tin chiến thắng của quân ta -> Ruột gan ông cứ múa cả lên. => Ông Hai là người nông dân có tính tình vui vẻ, chất phác, có tấm lòng gắn bó với làng quê và cuộc kháng chiến. Ông yêu thương, gắn bó với làng quê, tự hào và có trách nhiệm với cuộc kháng chiến của làng. Tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt, Kim Lân đã thể hiện một cách rất tự nhiên, chân thực tình cảm, niềm tự hào của ông Hai với làng chợ Dầu của mình. |
Luận điểm 2: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:– Lúc mới nghe tin – Sau đó – Về đến nhà – Sau giây phút ấy, tất cả dường như sụp đổ – Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng + Ông lo cho số phận của những đứa con + Ông lo cho bao nhiêu người tản cư làng ông + Ông lo cho tương lai của gia đình rồi sẽ đi đâu+ Ông Hai buộc phải có sự lựa chọn – Ông thấy thù làng – Ông vẫn không thể dứt bỏ làng
+ Ông trút hết nỗi lòng vào những lời tâm sự với đứa con + Ông nhắc cho con về tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cụ Hồ+ Ông khẳng định tình cảm sâu nặng |
Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng theo giặc:
– – Ông Hai nghe tin xấu về làng khi ông vừa ở phòng thông tin ra, còn đang lâng lâng trong niềm vui chiến thắng của quân và dân ta. Khi nghe tin xấu ông Hai sững sờ, xấu hổ, uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. ………………… -Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Ông vờ lảng ra chỗ khác, rồi về thẳng nhà. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông ” cúi gằm mặt mà đi”. -Về đến nhà ông nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con “nước mắt ông lão cứ giàn ra”.Trong trạng thái khủng hoảng, giận dữ ông nắm chặt hai tay mà rít : “chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Niềm tin bị phản bội, những mối nghi ngờ bùng lên và giằng xé trong ông: ” ông kiểm điểm từng người trong óc”. => Bao nhiêu điều tự hào về quê hương như sụp đổ trong tâm hồn người nông dân rất mực yêu quê hương ấy. Ông cảm thấy như chính ông mang nỗi nhục của một tên bán nước theo giặc, cả các con ông cũng sẽ mang nỗi nhục ấy.-Sau giây phút ấy, tất cả dường như sụp đổ, tâm trí ông bị ám ảnh, lo lắng, day dứt. Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu. -Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Ông lo cho số phận của những đứa con rồi sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. – Cuối cùng, ông đã quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Như vậy, tình yêu làng dẫu có thiết tha, mãnh liệt đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng. => Quyết định của ông Hai đã khẳng định tình yêu nước mạnh mẽ, thiêng liêng, rộng lớn, bao trùm lên tình cảm của làng quê. Điều gì đã khiến ông có sự lựa chọn dứt khoát đó? Phải chăng chính niềm tin vào Đảng, cách mạng, kháng chiến đã hướng ông có được sự lựa chọn đó.– Ông trút hết nỗi lòng vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con ngây thơ, bé bỏng. ….. -> Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động….. Dưới hình thức trò chuyện, tâm sự với đứa con, nhưng thực chất là lời tự vấn, để tự minh oan và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình với làng, kháng chiến, cách mạng; để làm vơi đi phần nào những khổ tâm đã dằn vặt ông bấy lâu nay => Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai, Kim Lân đã khám phá và làm nổi bật những nét đẹp trong tâm hồn người nông dân cách mạng: hài hòa giữa lòng yêu làng và tình yêu nước, nhiệt tình cách mạng. |
* Đánh giá
– Nghệ thuật – Nội dung |
Tâm trạng nhân vật ông Hai được miêu tả cụ thế, gợi cảm qua diễn biến nội tâm, ý nghĩ hành vi, ngôn ngữ nên rất sinh động. Ngôn ngữ kể, ngôn ngữ nhân vật đặc sắc, bộc lộ rõ tâm trạng và thái độ của nhân vật.
Đặc biệt là tình huống truyện giúp nhân vật bộc lộ tâm trạng cụ thế, đa dạng. Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành người công dân nặng lòng với kháng chiến.Tình yêu làng, yêu nước đã hòa làm một trong ý nghĩ, tình cảm, việc làm của ông Hai. Tình cảm ấy thống nhất,hòa quyện như tình yêu nước được đặt cao hơn, lớn rộng lên tình làng. Đây là nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại. Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. |
III. Kết bài
– Đánh giá chung về tác phảm – Truyện khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì? |
Xây dựng thành công diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai là thành công lớn nhất của truyện ngắn Làng. Điều đó đã thể hiện được tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Và hơn hết, điều đó đã xây dựng trong lòng độc giả một chân dung sống động, chân thực về một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết’tha cảm động của người nông đản Việt Nam chất phác, thật thà. |
Trên đây là Phân tích ông Hai nghe tin làng theo Tây. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: