Site icon GIAODUCMOI

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là nguồn tài liệu tham khảo cho các em học sinh ôn tập tuyển sinh vào lớp 10.

PHÂN TÍCH BÀI THƠ MÙA XUÂN NHO NHỎ CỦA THANH HẢI

1. MỞ BÀI (Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)

Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình

Trái tim con người có sức mạnh phi thường và kì diệu. Ngạn ngữ Pháp có câu: “Mọi điều xuất phát từ trái tim”. Trước khi rỏ từng giọt tâm hồn ra ngòi bút để viết nên những câu chữ đẹp đẽ tinh khôi, mỗi nhà văn/thơ luôn để dòng tư tưởng thấm xuyên qua con tim thổn thức để viết nên những câu chữ đẹp. Và với sự nghiệp sáng tác của … (ghi tên tác giả) ….thì ….(bà/ông)…. đã hướng cái nhìn sâu sắc của mình về con người, cuộc sống thật thấu đáo. Có thể thấy rằng, kiệt tác ….. (ghi tên tác phẩm) ……. là một tác phẩm thể hiện …. (ghi sơ lược ND bài thơ/ đoạn thơ) …..đoạn trích/ bài thơ dưới đây sẽ minh chứng rất rõ điều đó:

“Dẫn câu đầu

[…..]

Dẫn câu cuối”

2. THÂN BÀI (Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)
1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc bài thơ

► Đoạn 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và chỉ mấy tuần lễ sau khi hoàn thành bài thơ thì nhà thơ đã qua đời. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt. Cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng.

Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư, ước nguyện muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “một mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước, qua làn điệu dân ca xứ Huế.

1. Luận điểm 1: Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên
► Đoạn 2: Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã dệt nên một bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, hiền hoà, đầy sức sống của xứ Huế mộng mơ. (Khổ 1)

“Mọc giữa dòng sông xanh

…………

Tôi đưa tay tôi hứng”

– Nghệ thuật: Bức tranh xuân ấy hiện lên rất ít chi tiết nhưng vẫn đẹp. Một vẻ đẹp hoàn thiện với đầy đủ sắc màu, âm thanh và đường nét. Bằng hình ảnh giản dị từ “một dòng sông xanh” hiền hòa, “bông hoa”sắc tím cùng tiếng“chim chiền chiện” đã tạo nên cảm giác tươi vui, rộn rã, không kém phần tươi đẹp, bình dị. Bên cạnh đó, ngay hai câu mở đầu đã gặp một cách viết khác lạ. Không viết như bình thường: “một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh” mà đảo lại: “Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc”. Động từ “mọc” đặt ở đầu khổ thơ của bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả nhằm khắc sâu ấn tượng về sức sống trỗi dậy và vươn lên của mùa xuân.

– Nội dung: Bông hoa ấy mọc từ giữa dòng sông như tâm điểm của một bức tranh đầy ấn tượng. Bông hoa ấy như phát sinh, khởi nguồn từ cái sức sống dồi dào, bất tận của dòng sông xanh để không ngừng vươn lên bất tử.

► Đoạn 3: Bức tranh ấy càng sống động hơn bởi âm thanh của tiếng chim chiền chiện quen thuộc của quê hương miền trung:

“Ơi con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời”

– Nghệ thuật: Nhạc điệu của câu thơ như giai điệu của mùa xuân tươi vui và rạo rực. Các từ than gọi “ơi, chi”, biện pháp nhân hóa. Tác giả như đang trò chuyện với thiên nhiên, chim chiền chiện, mang chất giọng ngọt ngào đáng yêu của người xứ Huế thân thương, gần gũi. Câu thơ cứ như câu nói tự nhiên không trau chuốt từ ngữ nhưng vẫn mang âm hưởng thi ca. Câu hỏi tu từ “hót chi” thể hiện tâm trạng đùa vui, ngỡ ngàng, thích thú của tác giả trước giai điệu của mùa xuân.

Nội dung:  Quả thật, thiên nhiên nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻ đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Tiếng chim ấy hót vang bên trời cao, tiếng hót trong trẻo, ngân nga, rộn ràng có độ lan tỏa không dứt, làm cho không khí của mùa xuân trở nên náo nức lạ thường.

► Đoạn 4: Nhà thơ lặng ngắm, lặng nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:

Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng

– Nghệ thuật: Về hai câu thơ trên, với hình ảnh độc đáo “giọt long lanh”, ta có hai cách hiểu

+ từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân nhưng cũng còn có thể hiểu hai câu này gắn với hai câu trước:

+ Tiếng chim đang vang xa bỗng gần lại, rõ ràng, tròn trịa như kết thành những giọt sương óng ánh sắc màu, rơi rơi, rơi mãi tưởng chừng không dứt và nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh ấy.

+ Như vậy từ một hình tượng, một sự vật, tác giả đã dùng bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, trước hết cảm nhận bằng âm thanh (thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một sự vật có thể nhìn được bằng mắt (thị giác) bởi nó có hình khối, màu sắc rồi lại được như cảm nhận nó bằng da thịt, bằng sự tiếp xúc (xúc giác). Nghệ thuật ví ngầm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này quả đã đạt tới mức tinh tế đáng khâm phục.

Nội dung:  Hai câu thơ đã biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất, xốn xang, rạo rực của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân. Chắc hẳn trong lòng thi sĩ đang dạt dào tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu cuộc đời.

2. Luận điểm 2: Xúc cảm trước mùa xuân của đất nước (Khổ 2,3)
► Đoạn 5: Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên.

“Mùa xuân người cầm súng

…………

Tất cả như xôn xao”

Đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ.

– Nghệ thuật: Hình ảnh “người cầm súng”“người ra đồng” là hai hình ảnh hoán dụ, biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấulao động dựng xây đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp ngữ“lộc”, “mùa xuân”  láy lại ở đầu câu. Câu thơ vừa tả thực, vừa tượng trưng, hàm chứa nhiều ý nghĩa trong hình ảnh người lính và người nông dân với từ “lộc” nhiều nghĩa. “Lộc” là chồi non, lá non, nhưng lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Từ “lộc” khiến sắc xanh như tràn ngập khắp đất trời, sắc xanh hay sắc xuân bao phủ lên đất nước. Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ.

– Nội dung:  Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước. Con người đang dệt nên mùa xuân đất nước, cả đất trời đang tràn ngập sắc xuân.

► Đoạn 6: Sức sống của mùa xuân còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, trong âm thanh xôn xao.

“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

– Nghệ thuật: Ở đây, với điệp từ “tất cả” kết hợp với từ láy “hối hả, xôn xao” và so sánh “như”

– Nội dung:  Góp phần tao nên nhịp điệu tươi vui, rộn rã. Qua đó, tác giả đã nhấn mạnh khí thế tinh thần phấn chấn của con người mùa xuân. Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp:

“Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”.

– Nghệ thuật: Hình  ảnh so sánh “như vì sao” gợi liên tưởng đến vẻ đẹp, ánh sáng và hi vọng trong hiện tại và tương lai. “Đất nước bốn nghìn năm”, hoá thành những vì sao đi lên, bay lên, ngời sáng lung linh. Bên cạnh đó, hình ảnh đất nước trong quá khứ lại được nhân hóa “vất vả và gian lao” nhưng không kém phần anh dũng.

– Nội dung:  Từ đó, ta thấy được cảm xúc say mê, tự hào, tin tưởng con người và cuộc sống của quê hương, đất nước khi vào xuân của nhà thơ. Hình ảnh những con người mang sức sống bền bỉ, mãnh liệt, giàu bản lĩnh và khí phách hào hùng.

3. Luận điểm 3: Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.  (Khổ 4,5)

► Đoạn 7: Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

– Nghệ thuật: Trước hết, ở đoạn thơ này ta thấy tác giả dùng phương thức biểu cảm trực tiếp. Nhân vật “ta” trực tiếp bộc lộ tâm niệm của mình. Biện pháp điệp ngữ “ta làm” kết hợp với hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm xao xuyến

– Nội dung:  Giúp ta nhận ra được ước nguyện của nhà thơ. Thi sĩ đã dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình. Một con chim hót để cất tiếng thơ ngợi ca đất nước, làm một nhành hoa để đem lại hương thơm cho cuộc đời. Tác giả muốn cống hiến một phần tốt đẹp cho cuộc đời, nhưng không làm mất đi bản sắc riêng của xứ Huế mộng mơ một nốt trầm xao xuyến

► Đoạn 8: Những hình ảnh bông hoa, tiếng chim hót được tác giả phác hoạ ở phần đầu bài thơ giờ đây lại trở lại trong khổ thơ này trong giọng thơ êm ái, ngọt ngào.

-Nghệ thuật: Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới, thể hiện niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời.

Liên hệ tác phẩm thơ khác: Trong bài “Một khúc ca xuân” Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự:

Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?

Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.

– Nghệ thuật: Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Vậy sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình mang ý nghĩa như thế nào?

– Nội dung:  Qủa rằng ta có thể thấy, khi tác giả dùng đại từ nhân xưng là “tôi” thì chỉ mang cảm xúc cá nhân trước mùa xuân đất nước. Nhưng khi tác giả dùng đại từ “ta” vừa số ít, vừa số nhiều, và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người. Mong ước tự góp sức mình vào vẻ đẹp và sức sống mùa xuân, ý nguyện được chung sống, được sẻ chia buồn vui với mọi người.

Đoạn 9:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”

– Nghệ thuật: Điệp ngữ “dù là” như một lời tự khẳng định, tự nhủ với lương tâm. Hình ảnh ẩn dụ “Một mùa xuân nho nhỏ” như thấy được ước nguyện nhỏ bé, khiêm nhường. Đồng thời, tác giả còn vận dụng hoán dụ qua hình ảnh “tuổi hai mươi” “tóc bạc”.

– Nội dung:  Qua đó, tác giả muốn gửi gắm rằng sự cống hiến không ở tuổi tác mà ở tâm huyết sống chân thành và tốt đẹp của con người. Thấy được sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật của tác giả để mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước. Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn. Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đời. Thế nhưng dâng hiến, hoà nhập mà vẫn giữ được nét riêng mỗi người.

4. Luận điểm 4: Câu hát ngợi ca quê hương đất nước. (Khổ 6)
Đoạn 10:

Kết thúc bài thơ là những câu hát mang đậm dấu ấn của những làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế. Nó như tiếng tâm tình, thủ thỉ, như tiếng lòng sâu lắng thiết tha, nồng đậm nghĩa tình:

Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam Ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế

Sử dụng ngôn ngữ giàu nhịp điệu, các vần bằng tha thiết, êm ái.

Cùng với ý nguyện ấy, khúc Nam Ai, Nam Bình ở khổ thơ kết nói lên niềm tin yêu tha thiết với quê hương, đất nước và cuộc đời.

– Câu “Nam ai” là khúc nhạc buồn thương, da diết để gợi con đường đầy hi sinh, gian khổ mà đất nước đã đi qua.

– Câu “Nam bình” là khúc nhạc êm ái, dịu ngọt để gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no ấm.

“Nhịp phách tiền” là điệu nhạc rộn ràng để khép lại bài thơ, đó là giai điệu của cuộc sống mới, sức sống mới của dân tộc.

Âm hưởng dân ca Huế ngọt ngào, tha thiết. Tiếng hát đằm thắm hiền hòa xen với những tiếng phách giòn giã, tươi vui đã kết lại bài thơ. Bài thơ khơi lên là dòng sông là tiếng chim hót vang trời xứ Huế. Kết thúc lại là nước non và tiếng hát tươi vui cả tình yêu nước non ngàn dặm, tình yêu quê hương đất nước. Đặt trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tình cảm đó càng đáng trân trọng, càng cảm động biết bao!

5. Đánh giá chung về nghệ thuật (5-6 dòng)
Đoạn 11:

Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Bằng thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, mang âm hưởng gần gũi với dân ca xứ Huế, nhịp thơ linh hoạt, hình ảnh thơ tự nhiên, mang tính biểu tượng. Lời thơ giản dị, giọng thơ phù hợp với cảm xúc của nhà thơ. Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu cảm, các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,..) được vận dụng sắc sảo, tài hoa, có hiệu quả.

3. KẾT BÀI (Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải)

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

          Tóm lại, mọi tác phẩm văn học thơ ca đều có khả năng cảm hóa lòng độc giả. Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi, thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. Bằng sự rung cảm mãnh liệt của mình, cấu tứ chặt chẽ, độc đáo, Tên tác giả đã làm nổi bật được …. (ghi cụ thể nội dung) ….. . Càng đọc thì người ta càng cảm thấy cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa, bởi vì khi ta sống, chúng ta được hết mình. Cảm ơn tác giả đã cho chúng ta có một cái nhìn mới mẻ, có một cảm nhận tinh tế về cuộc sống tươi đẹp này. Và điều đó một lần nữa có thể thấy “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng muốn hướng đến chân lý” – M. Go-rơ-ki

Trên đây là Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version