Site icon GIAODUCMOI

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng là một trong những đề văn nhằm đánh giá kỹ năng làm văn của học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và học sinh tư liệu tham khảo này.

Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng

 

Dàn ý
Bài làm
I. Mở bài

– Dẫn dắt: giới thiệu tác giả

– Giới thiệu bài thơ

– Giới thiệu 2 khổ thơ đầu tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ.

 

 Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư.
Nhắc đến Nguyễn Duy là nhắc đến bài thơ “ Ánh trăng” – một bài thơ mang nặng tâm tư, tình cảm của tác giả về những năm tháng gian lao trong quá khứ, là một lời tự nhắc nhở con người phả sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Trong 2 khổ thơ đầu, tác giả gợi lại những kỉ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa con người và vầng trăng trong quá khứ:

“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”

II. Thân bài
 
* Khái quát
Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước). Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. Khổ 1 và khổ 2 bài thơ cho thấy sự gắn bó của con người và vầng trăng trong quá khứ.
* Phân tích
 
– Kỉ niệm của người lính với vầng trăng giữa thiên nhiên thuở còn thơ.

 

+  Thể thơ 5 chữ với giọng

 

+ Gieo vần lưng và biện pháp tu từ liệt kê: đồng”,”sông”, “bể” cùng điệp từ “với”

 

 

 

– Kỉ niệm giữa người với vầng trăng trong những năm tháng ở chiến trường

 

+ Điệp ngữ “ hồi”

 

 

+ Nghệ thuật nhân hóa
      Bài thơ “Ánh trăng” mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ giữa người lính với vầng trăng, truyện được kể theo trình tự không gian và thời gian bắt đầu là kỉ niệm của người lính với vầng trăng giữa thiên nhiên thuở còn thơ.
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể”

  Thể thơ 5 chữ với giọng điệu tâm tình, thủ thỉ đưa ta về với quá khứ êm đềm trong tuổi thơ của tác giả. Bằng cách gieo vần lưng biện pháp tu từ liệt kê:  “đồng”,”sông”, “bể” cùng điệp từ “với” lặp lại 3 lần đã nhấn mạnh sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, gợi ra trong tâm trí người đọc những miền không gian rộng lớn; ở đó con người được thỏa sức vẫy vùng, ngụp lặn với thiên nhiên, với vầng trăng.

Khung cảnh thiên nhiên ấy ta như cảm nhận được cả niềm hạnh phúc sung sướng của tác giả khi ở tuổi ấu thơ được ngắm vầng trăng trên đồng quê trên dòng sông trên biển cả. Dòng hồi tưởng của tác giả làm lòng ta xao động nhớ lại tuổi thơ của mình ai cũng có một tuổi thơ gắn với vầng trăng.

Không chỉ gắn bó với vầng trăng thuở ấu thơ mà người lính  còn còn nhớ tới những kỉ niệm giữa mình với vầng trăng trong những năm tháng ở chiến trường người lính sống giữa núi rừng  vầng trăng vẫn luôn giao hòa gắn bó.

“Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”

     Điệp ngữ “ hồi” gắn với cau thơ đầu tiên khiến cho khổ thơ trở thành dòng hoài niệm tâm tình, người và trăn ggawns kết không chỉ ở tuổi thơ mà còn khi trưởng thành. Câu thơ “vầng trăng thành tri kỉ” sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ “tri kỉ” khiến trăng trở thành người bạn luôn kề vai sát cánh cùng chia ngọt sẻ bùi bên người lính, vầng trăng sáng đã giúp người lính xua tan đêm tối của rừng già soi sáng bước đường hành quân. Trăng và người thân thiết đến thiếu vắng vầng trăng  người lính lại nôn nao thấy nhớ:

“Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ núi
Nôn nao ngồi dạy, nhớ lưng đèo”

( Nhớ- Phạm Tiến Duật)

Như vậy, vầng trăng trong khổ thơ đầu là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên trong trẻo và dung dị, gắn bó với cuộc đời người lính từ lúc tuổi thơ đến khi trưởng thành.

Những năm tháng sống hồn nhiên chân thật nhất của người lính

 

 

+ Vần lưng

 

 

+ Từ láy “ trần trụi”, hình ảnh so sánh ẩn dụ

 

 

+ Nghệ thuật nhân hóa

 

 

 

+ Từ “ ngỡ”

Vầng trăng đã trở thành một phần không thể thiếu được trong đời sống tâm hồn của người lính, có thể nói đó là những năm tháng sống hồn nhiên chân thật nhất của người lính.
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”

Vần lưng một lần nữa lại xuất hiện: “hồn nhiên”, “thiên nhiên” làm cho âm điệu câu thơ thêm liền mạch, dường như nguồn cảm xúc cũa tác giả vẫng đang tràn đầy.

Từ láy “ trần trụi”, hình ảnh so sánh ẩn dụ “ hồn nhiên như cây cỏ” gợi vẻ đẹp bình dị, đơn sơ, mộc mạc, trong sáng của vầng trăng. Đó cũng là cốt cách, vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư, mộc mạc trong tâm hồn người lính trong những năm tháng ở rừng.

Trăng và người gắn bó hòa quyện. Vầng trăng đã trở thành tri kỉ, thành người bạn tâm tình, gần gũi gắn bó với tuổi thơ tươi đẹp, trong sáng. Cứ như thế, trăng theo nhịp bước người chiến sĩ lớn dần theo năm tháng, đến cả những nơi gian khổ, hiểm nguy nhất, là trong chiến tranh.

Con người luôn trân trọng vầng trăng, đinh ninh một lời thề:

“Ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”

Nghệ thuật nhân hóa “ vầng trăng tình nghĩa” cho thấy vầng trăng mang vẻ đẹp nguyên thủy như vẻ đẹp của thiên nhiên, khiến cho nhân vật trữ tình cảm nhận dường như sẽ không bao giờ có thể quên cái vầng trăng tri kỉ- tình nghĩa ấy.

Từ “ ngỡ” như báo hiệu những chuyển biến trong câu chuyện cũng như trong tình cảm của con người.
* Đánh giá

– Nghệ thuật

– Nội dung

Với giọng điệu tha thiết trầm lắng, suy tư lặng lẽ, với hình ảnh thơ đẹp giàu biểu tượng, kết hợp với thể thơ năm chữ sáng tạo, hai khổ thơ đầu bài thơ đã cho thấy mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ. Trong quá khứ, dẫu hoàn cảnh đầy gian khó, trăng luôn đồng hành cùng con người trên mỗi bước đường, trở thành người bạn tri âm tri kỉ chia se niềm vui nỗi buồn. Trăng là biểu tượng của quá khứ tình nghĩa, thủy chung.
III. Kết bài

– Đánh giá chung về đoạn thơ

– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách  nhiệm gì? Em học được bài học gì?

“Ánh trăng”  là một bài thơ sống mãi trong tâm hồn người đọc mọi thế hệ bởi những thông điệp nhà thơ truyền tải trong thi phẩm. Trong đó, hai khổ thơ đầu bài thơ đem đến cho người đọc những xúc cảm bâng khuâng, xao xuyến; bởi đọc thơ, ta được đắm mình với những kỉ niệm ngọt ngào, êm đềm của tuổi thơ. Kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp mãi là hành trang theo con người đi suốt cuộc đời. Cảm ơn nhà thơ với những dòng thơ dung dị đã cho ta những phút giây sống chậm lại, suy ngẫm và thêm trân trọng quá khứ nghĩa tình.

Trên đây là Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Ánh trăng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version