Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng là một trong những đề văn nhằm đánh giá kỹ năng làm văn của học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và học sinh tư liệu tham khảo này.

Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng
Dàn ý
Bài làm
I. Mở bài

– Dẫn dắt: giới thiệu tác giả

– Giới thiệu bài thơ

– Giới thiệu đoạn thơ

 Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ quân đội trưởng thành trước cuộc chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông giàu chất triết lý, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt, suy tư. Nhắc đến Nguyễn Duy là nhắc đến bài thơ “ Ánh trăng” – một bài thơ mang nặng tâm tư, tình cảm của tác giả về những năm tháng gian lao trong quá khứ, là một lời tự nhắc nhở con người phả sống ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Hai khổ thơ cuối của bài thơ  là dòng cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.
II. Thân bài
 
* Khái quát

Hoàn cảnh ra đời

Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước). Bài thơ được in trong tập thơ cùng tên và được giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1984. Tiếp theo mạch cảm xúc của con người và trăng trong qua khứ và hiên jtaij, hai khổ cuối của bài thơ đưa ta đến với dòng cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình
* Phân tích
 
Khổ thơ thứ 5 diễn tả niềm xúc động của nhân vật trữ tình khi đối diện với vầng trăng:

+ Từ “mặt” được điệp lại hai lần

+ Từ láy “rưng rung” diễn tả sự xúc động nghẹn ngào như muốn trào dâng nước mắt.

+ Nhịp thơ dồn dập, cấu trúc song hành« như là… »,  kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê và điệp ngữ
Khổ thơ thứ 5 của bài thơ đã diễn tả niềm xúc động của nhân vật trữ tình khi đối diện với vầng trăng:

“ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rung
như là đồng là bể
như là sông là rừng”

+ Câu thơ đầu tiên diễn tả sự đối diện giữa nhà thơ với vầng trăng trong một cái nhìn trực diện :

 “ngửa mặt lên nhìn mặt”

+ Từ “mặt” được điệp lại hai lần, trong đó, từ “mặt” thứ hai là từ nhiều nghĩa”, được chuyển theo phương thức ẩn dụ, tạo ra sự đa nghĩa cho ý thơ. Con người đối diện với vầng trăng  hay chính là  đối diện với quá khứ thủy chung, tình nghĩa, với người bạn tri kỉ mà mình quên lãng.

+ Khi vầng trăng xuất hiện, cũng là lúc quá khứ ập về trong lòng nhà thơ với cảm xúc  trào dâng mãnh liệt.  Từ láy “rưng rung” diễn tả sự xúc động nghẹn ngào như muốn trào dâng nước mắt.

+  Sau khi gặp lại vầng trăng những kỷ niệm thân thương trong quá khứ ùa về:

“như là đồng là bể
như là sông là rừng”

+ Nhịp thơ dồn dập, cấu trúc song hành« như là… »,  kết hợp với biện pháp tu từ liệt kê và điệp ngữ đã diễn tả dòng kí ức của một thời gắn bó chan hòa với thiên nhiên ùa về trong tâm trí nhân vật trữ tình miên man, bất tận.

Như vậy, khổ 5 bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã thể hiện trọn vẹn niềm xúc động mãnh liệt của nhà thơ khi đối diện với vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác giả.

Khổ thơ kết thúc bài thơ thể hiện  rất rõ tính triết lý và chiều suy ngẫm của bài thơ :

 

 

 

+ Trợ từ “ cứ ”

+ Cụm từ “ kể chi”

 

 

 

+ Nhân hóa “ im phăng phắc”

 

+ Từ “ giật mình”

 

 

+ Đại từ “ta ”

Khổ thơ kết thúc bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã  thể hiện  rất rõ tính triết lý và chiều suy ngẫm của bài thơ :

‘trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

+ Hai câu thơ đầu nghệ thuật tương phản được tác giả sử dụng khá thành công. Sự tương phản giữa con người và vầng trăng, trăng cứ tròn vành vạnh còn con người thì vô tình

+ Cái tròn của trăng, đâu  chỉ là tròn về hình dáng bề ngoài  mà là sự tròn đầy của nghĩa  tình, trọn vẹn  chung thủy.

+ Trợ từ “ cứ ” đã diễn tả sự bền vững bất biến với thời gian, dù trải qua bao thăng trầm, bao thay đổi nhưng tình cảm của  trăng vẫn vẹn nguyên như thế.
+ Cụm từ “ kể chi” đã cho thấy sự vị tha, bao dung, độ lượng của trăng trước sự bội bạc của con người. Lòng người hao khuyết còn trăng thì tròn đầy

+ Hai câu kết mang nặng những suy tư, triết lí :

“ ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

+ Hình ảnh ánh trăng được nhân hóa “ im phăng phắc” : sự im lặng đầy nghiêm khắc nhưng cũng thật bao dung, độ lượng khiến cho con người giật mình thức tỉnh.

Từ “ giật mình” là một sự sáng tạo dộc đáo Nguyễn Duy. Trước tiên, nó là cảm giác và phản xạ tâm lí của một con người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình của bản thân, ngoài ra đó là cái giật mình của sự ăn năn, để tự thây cần phải thay đổi, nhắc nhở bản thân phải trân trọng những gì đã qua

+ Đại từ “ta ” khép lại bài thơ “Ánh trăng” mang ý nghĩa khái quát, là lời nhắn nhủ đến mọi người, mọi thời đại, hãy sống tình nghĩa, thủy chung, không được lãng quên quá khứ.

Như vậy, không phải vô tình, cả bài thơ tác giả sử dụng từ  “ Vầng trăng” nhưng đến khổ cuối tác giả lại dùng từ “ ánh trăng”. Ánh trăng là thứ ánh dáng dịu mát của thien nhiên nhưng nó cũng đủ sức chiếu rọi vào góc tối của con người, làm cho con người phải thức tỉnh. Khổ thơ dồn nén bao tâm sự, suy ngẫm, triết lí sâu sắc. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người về lẽ sống, về đạo lí “ uống…”, ân nghĩa, thủy chung.

* Đánh giá

– Nghệ thuật

– Nội dung

Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thơ tâm tình, tự nhiên kết hợp tự sự với trữ tình; nhịp thơ khi chảy trôi tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư , “ Ánh trăng” như là một lời tâm sự của tác giả về những năm tháng gian khỗ đã đi qua với những tình cảm bình dị, hiền hậu.

Đồng thời bài thơ còn gửi gắm đến chúng ta một thái độ sống tích cực: “ Uống nước nhớ nguồn”
III. Kết bài

– Đánh giá chung về đoạn thơ

– Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách  nhiệm gì? Em học được bài học gì?

“Ánh trăng” là bài thơ hay của Nguyễn Duy. Đặc biệt, hai khổ thơ cuối của bài mang đến cho người đọc nhiều suy ngẫm. Qua hai khổ thơ, tác giả tâm sự với người đọc những sâu kín nhất nơi lòng mình. Chất triết lí thâm trầm được diễn tả qua hình tượng “ánh trăng” đã tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. Không nên sống vô tình, phải thủy chung trọn vẹn, phải nghĩa tình sắt son với bạn bè, đồng chí, nhân dân.

Đó là điều mà Nguyễn Duy nói thật hay, thật cảm động qua bài thơ này. Từ một câu chuyện riêng, tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung” cùng quá khứ. Có lẽ vì vậy mà đến với “Ánh trăng”, người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại.

Trên đây là Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*