Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
GIÁO ÁN TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS tóm tắt được nội dung và đưa được ý kiến về một vấn đề xã hội.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
– Năng lực tóm tắt ý chính do người khác trình bày
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
– Video nói về tư duy phản biện.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi gợi mở: “Theo em, khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông, chúng ta cần có tác phong như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi, yêu cầu của GV.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 3 – 4 HS nêu ý kiến
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá hoạt động khởi động của HS.
– GV dẫn vào bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị trước khi nghe
a. Mục tiêu: Xác định được các thao tác cần thực hiện khi nghe
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ– GV nêu rõ yêu cầu: HS xác định nội dung nghe. – GV hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung nghe và trình bày. – HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. – Các nhóm luyện nói Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, thời gian và không gian nóiĐể thuyết phục người nghe về ý kiến, quan điểm của mình, cần trả lời các câu hỏi: – Người nghe là ai? Họ mong muốn thu nhận được gì từ bài nói? – Buổi tọa đàm diễn ra ở đâu? Có bao nhiêu thời gian để trình bày, trao đổi? – Chọn cách trình như thế nào cho phù hợp với đối tượng, địa điểm và thời gian nói? Bước 2: Tìm ý và lập dàn ýTừ nội dung đã trình bày ở phần Viết, tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ sau: – Mở đầu: giới thiệu vấn đề sẽ trình bày, nêu rõ ý kiến đồng tình hay phản đối với vấn đề đó. – Phần chính: giải thích thuật ngữ, khái niệm liên quan đến vấn đề trình bày, khẳng định luận điểm đồng tình hay phản đối của người nói… – Kết thúc: khẳng định lại ý kiến, đề xuất giải pháp hoặc nêu bài học nhận thức và hành động. Bước 3: Luyện tập và trình bàyKhi luyện tập và trình bày, em chú ý: – Chào người nghe, tự giới thiệu bản thân. – Lựa chọn từ ngữ phù hợp với văn nói. – Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và câu trả lời của em. Bước 4: Trao đổi và đánh giáSử dụng bảng kiểm (SGK/75) tự đánh giá kĩ năng trình bày của bản thân và đánh giá bài trình bày.
|
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Hoạt động 2: Xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày
a. Mục tiêu: Xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm mà GV đã chia để thống nhất các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập – HS thảo luận theo nhóm để xác định các tiêu chí đánh giá kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình, yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập– GV nhận xét, đánh giá, chốt tiêu chí. |
II. Các tiêu chí đánh giá
Xem ở bảng kiểm |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về kĩ năng trình bày một vấn đề xã hội
b. Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học và SGK để hoàn thành BT.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS liên quan đến bài học
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hoàn thành bài nói và nghe
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– Thực hiện hoàn thành bài nói và nghe
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS trình bày phần ghi chép của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi cả lớp.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS nghe GV yêu cầu, sau đó thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
– GV mời 2 – 3 HS trình bày phần ghi chép của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi cả lớp.
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Soạn trước bài Ôn tập.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc | ||
Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút | ||
Nêu rõ vấn đề trình bày | ||
Trình bày trực tiếp , rõ ràng ý kiến đồng tình hay phản đối với vấn đề được trình bày |
||
Đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục | ||
Kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ và ngôn ngữ | ||
Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi hoặc phản bác của người nghe | ||
Trình bày tự tin, nói năng lưu loát | ||
Đảm bảo thời gian quy định |
Trên đây là Giáo án Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!