Site icon GIAODUCMOI

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Để đảm bảo sự mạch lạc của văn bản, các phần, các đoạn, các câu văn phải có đặc điểm như thế nào?

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
– Kiến thức về kiên kết trong văn bản
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản
– Vận dụng kiến thức về liên kết trong văn bản để đọc hiểu và viết văn bản
3. Phẩm chất:
– Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về mạch lạc trong văn bản
b. Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

+ Để đảm bảo sự mạch lạc của văn bản, các phần, các đoạn, các câu văn phải có đặc điểm như thế nào?

+ Sự mạch lạc trong văn bản có tác dụng gì?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

– Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

– HS báo cáo kết quả;

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV dẫn dắt vào bài học mới

Để đảm bảo sự mạch lạc của văn bản, có thể sử dụng các phép liên kết câu và liên kết đoạn. Đó là một phần nội dung bài học hôm nay

– Gợi ý:

+ Để đảm bảo sự mạch lạc của văn bản, các phần, các đoạn, các câu phải cùng hướng về một chủ đề và sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Sự mạch lạc làm cho chủ đề trong văn bản liền mạch và gợi được hứng thú cho người đọc/ người nghe

.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu:
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong văn bản
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– Gv chuyển giao nhiệm vụ

+ GV phát PHT số 1 để hướng học sinh tìm hiểu về thuật ngữ

– HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– GV quan sát, hỗ trợ

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I. Lí thuyết

– Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

– Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết:

+ Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.

– Một số phép liên kết thường dùng:

+ Phép lặp từ ngữ: lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước.

+ Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

+ Phép liên tưởng: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

– Những phép liên kết trên khi được sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn

 

 
Phiếu học tập số 1

1. Liên kết là

……………………………………………………………………………………

2. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

3. Một số phép liên kết thường dùng

Phép liên kết
Khái niệm Ví dụ
Phép lặp từ ngữ lặp lại ở câu đứng sau các từ ngữ đã có ở câu trước. Học bài là thói quen tốt. Nếu chăm chỉ học bài thì bạn sẽ thành công trong tương lai
Phép thế sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Phép nối sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. Nam rất chăm chỉ đọc sách. Vì vậy, bạn ấy đã có vốn sống phong phú.
Phép liên tưởng sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. Mưa vẫn ồ ạt như vỡ đập. Ánh chớp lóe lên soi rõ khuôn mặt anh trong một giây
4. Chức năng liên kết đoạn của các phép liên kết: Những phép liên kết trên khi được sử dụng ở những đoạn văn khác nhau sẽ có chức năng liên kết đoạn

 

Gợi ý Phiếu học tập số 1

1. Liên kết là: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, có tác dụng làm cho văn bản trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.

2. Đặc điểm của một văn bản có tính liên kết

+ Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau.

+ Các câu, các đoạn được kết nối với nhau bằng các phép liên kết thích hợp.

3. Một số phép liên kết thường dùng
Phép liên kết Khái niệm Ví dụ
Phép lặp từ ngữ
Phép thế
Phép nối
Phép liên tưởng
4. Chức năng liên kết đoạn của các phép liên kết

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

.

   
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về kiên kết trong văn bản để làm bài tập
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Nội dung trả lời của các bài tập
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành  các nhóm 4-6 hs để thảo luận và làm bài tập
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, bổ sung

Bài 1: Phép lặp từ ngữ là:

a. “Tự học”

b. “Sách”

c. “Tôi”, “nhìn”, “tôi nhìn”

Bài 2: Phép thế là:

a. Nó thay thế cho sách.

b. Con đường này thay thế cho con đường làng dài và hẹp.

c. Họ thay thế cho mấy cậu học trò mới.
Bài 3: Phép nối là:

a. Nhưng

b. Một là, … Hai là, …

Phép liên tưởng là:

a. Trường liên tưởng lớp học: lớp, hình treo trên tường, bàn ghế

b. Trường liên tưởng bệnh âu sầu: chán đời – nỗi đau khổ.

c. Trường liên tưởng quan điểm về kẻ mạnh: kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ – kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình.

Bài 5:

– Phép nối: Trước hết… Hơn nữa…

– Phép lặp: tự học

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV chuyển giao nhiệm vụ

Viết một đoạn văn chia sẻ về cuốn sách mà em yêu thích, trong đó có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết

– HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS suy nghĩ

– Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn

Cảm nhận về cuốn sách Hachiko chú chó đợi chờ

Em thích đọc sách, đọc truyện. “Hachiko chú chó đợi chờ” là cuốn sách mà em yêu thích nhất. Lần đầu tiên em đọc cuốn sách này đã rất xúc động và ấn tượng. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, khi chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông đến nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại đến nhà ga đón ông trở về.

Nhưng rồi giáo sư qua đời, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm công việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng không thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở đất nước Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất thế giới. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn không thể kìm được mỗi lần đọc sách.

Trên đây là Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!   

Exit mobile version