Site icon GIAODUCMOI

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 3 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 3 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Thực hành Tiếng Việt bài 3 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết được từ Hán Việt thông dụng và từ không có yếu tố Hán Việt.
– Xác định và phân tích được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: Câu hỏi gợi mơt
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi phát vấn “ Em đã được học những gì về từ Hán Việt?”
– HS suy nghĩ trả lời
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– Phần trả lời của học sinh
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

a.Mục tiêu:
– Nhận biết được từ Hán Việt thông dụng và từ không có yếu tố Hán Việt.
– Xác định và phân tích được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nội dung bài học
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK phần Tri thức ngữ văn và hoàn thành phiếu học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày vào phiếu học tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

– Từ Hán Việt là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

– Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt.

Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:

+ Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…

+ Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…

+ Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…

+  Vô (không, không có):  vô bổ, vô tận…

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về từ Hán Việt
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 66 – 67
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bài tập SGK trang 66 – 67
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về từ Hán Việt, sưu tầm và giải nghĩa từ đó vào sổ tay Tiếng Việt
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học sưu tầm và giải nghĩa từ đó vào sổ tay Tiếng Việt
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các kiến thức tiếng việt
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:

* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao
6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG
* Đáp án bài tập
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tìm thêm những từ Hán Việt để điền vào bảng sau và giải thích ý nghĩa của chúng (làm vào vở):
STT Yếu tố Hán Việt Từ Hán Việt
1 vô (không) vô tình…
2 hữu (có) hữu tình…
3 hữu (bạn) thân hữu…
4 lạm (quá mức) lạm thu…
5 tuyệt (tột độ, hết mức) tuyệt sắc…
6 tuyệt (dứt, hết) tuyệt giao…
7 gia (thêm vào) gia vị…
8 gia (nhà) gia phong…
9 chinh (đánh dẹp) chinh phạt…
10 chinh (đi xa) chinh nhân…
Trả lời:
STT Yếu tố Hán Việt Từ Hán Việt
1 vô (không) vô tình, vô sự, hư vô…
2 hữu (có) hữu tình, hữu ý, hữu duyên…
3 hữu (bạn) thân hữu, bằng hữu…
4 lạm (quá mức) lạm thu, lạm phát, lạm dụng…
5 tuyệt (tột độ, hết mức) tuyệt sắc, tuyệt đối…
6 tuyệt (dứt, hết) tuyệt giao, tuyệt tình, tuyệt tôn…
7 gia (thêm vào) gia vị, gia tăng…
8 gia (nhà) gia phong, gia đình, …
9 chinh (đánh dẹp) chinh phạt, chính chiến…
10 chinh (đi xa) chinh nhân, viễn chinh…
Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Đặt ba câu với ba từ Hán Việt tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:

– Phong cảnh nơi đây thật hữu tình.
– Dân số nước ta đang gia tăng chóng mặt.
– Kì thi này bạn Nguyễn Văn A đã đạt điểm tuyệt đối tất cả các môn.

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, gió), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.
(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)
b. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.
(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

c. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
(Phan Anh Hải, Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới)
d. Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.
(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Trả lời:

a.
– vô hình: không nhìn thấy (hương, gió)
– hữu hình: có thể nhìn thấy (sông, chim, mây)
b.
– thâm trầm, điềm đạm: tỏ ra sự nhẹ nhàng, từ tốn, kín đáo sâu sắc và không gắt gỏng.
– khẩn trương: vội vàng, cấp bách.
c. tuyệt chủng: kết thúc sự sinh tồn
d. đồng bào: những người cùng một giống nòi, một dân tộc

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Trả lời:
Nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi. Vì: từ mông muội có nghĩa là tối tăm, mù mịt và ngu dại; nếu sử dụng như vậy người viết sẽ tự cho mình là kẻ không có hiểu biết, đồng thời khiến cảm xúc đoạn văn đi xuống theo chiều tiêu cực.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh họa:

a. Vô tư/ vô ý thức
b. Chinh phu/ chinh phụ
Trả lời:
a.
– Vô tư: không hoặc ít lo ngại, sống hồn nhiên.
– Vô ý thức: Không có chủ định, không nhận biết rõ ý nghĩa của việc (sai trái) mình đang làm.
→ Đặt câu:
– Nhìn các cô bé, cậu bé đang vô tư cười đùa trông thật hạnh phúc biết bao.
– Mặc dù là nơi tâm linh, nhưng có người vẫn vô ý thức ném rác bừa bãi.

b.
– chinh phu: người đàn ông đi đánh trận nơi xa thời phong kiến.
– chinh phụ: vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến.
→ Đặt câu:
– Hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người chinh phụ là một hình ảnh không gì có thể làm phai mờ.
– Hình ảnh người chinh phụ đang đau đáu chờ chồng đi chinh chiến nơi xa thật khiến cho người ta cảm động.

Trên đây là Giáo án Bài ca Côn Sơn.  Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

 

Exit mobile version