Giáo án Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
Giáo án Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Xác định được luận đề và luận cứ của văn bản.
– Nhận diện và phân tích được bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá trong văn bản.
– Nhận biết và phân tích được các nét đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
3. Phẩm chất:
– Yêu thiên nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
b. Nội dung: GV cho HS ghi một vài cảm nhận khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV đặt câu hỏi: “Em hãy ghi lại một vài cảm nhận sau khi đọc bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh trong chương trình ngữ văn 7”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụBước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: + Xác định thể loại của văn bản. + Xuất xứ của văn bản. – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung
– Thể loại: Văn nghị luận – Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu được trích Đi giữa miền thơ của NXB Văn học, năm 1999.
|
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a.Mục tiêu:
– Xác định được luận đề và luận cứ của văn bản.
– Nhận diện và phân tích được bằng chứng khách quan và ý kiến đánh giá trong văn bản.
– Nhận biết và phân tích được các nét đặc sắc về nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* Nhiệm vụ 1:Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Nêu luận đề của văn bản và cơ sở xác định luận đề đó. + Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của văn bản. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
* Nhiệm vụ 2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV đặt câu hỏi: – GV yêu cầu HS thảo luận: + Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV chốt lại kiến thức
|
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng– Luận đề: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. – Luận điểm 1: Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác. + Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại. + Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ” . + Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”.– Luận điểm 2: Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3. + Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm. + Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi. 2. Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan.– Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết là: + Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. – Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết là: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. III/ TỔNG KẾT 1. Nội dung – Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh. 2. Nghệ thuật – Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. – Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: hoàn thành câu hỏi 5 (trang 65 – SGK) vào vở
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 5 (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em có đồng ý với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với trải nghiệm của bản thân
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học viết đoạn văn khoảng 7 – 9 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết đoạn văn khoảng 7 – 9 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện viết bài
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
– Phiếu học tập:
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ | CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm) |
TỐT
(5 – 7 điểm) |
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm) |
Hình thức(2 điểm) |
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả |
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả |
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo
|
Nội dung(6 điểm) |
1 – 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện |
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao |
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo |
Hiệu quả nhóm(2 điểm) |
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động |
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động |
2 điểm
Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động |
Điểm | |||
TỔNG |
* Phiếu học tập
Trên đây là Giáo án Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!