Giáo án Ông Giuốc đanh mặc lễ phục cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.
Giáo án Ông Giuốc đanh mặc lễ phục
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ông Giuôc – đanh mặc lễ phục
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
3. Phẩm chất:
– Ý thức được sự bình đồng, dân chủ, có thái độ phê phân cái xấu, trân trọng tiếng cười trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động trò chơi “BINGO Ô CHỮ”
c. Sản phẩm: Đáp án của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức trò chơi “BINGO Ô CHỮ”
– GV sẽ đưa ra các câu hỏi, HS tìm đáp án trong phiếu BINGO
– HS nào tìm được 5 ô chữ theo hàng dọc, ngang, chéo trong thời gian sớm nhất sẽ giành chiến thắng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chia sẻ cảm nhận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS: đọc và tìm kiếm những thông tin về tác giả, tác phẩm – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả : Môlie (1622-1673) là nhà soạn kịch lớn của pháp, đồng thời là diễn viên thường đóng các vai chính trong một số vở kịch của chính mình. 2. Tác phẩm :Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang”(1670) – Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II. – Vở kịch nói về Ông giuốc đanh một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát quê kệch học đòi làm sang → nhiều kẻ lợi dụng, nịnh hót để moi tiền. – Thể loại: Hài kịch – Bố cục:– Gồm 2 cảnh : +) Cảnh 1:Từ đầu→ cho các nhà quý phái, gồm 4 nhân vật Giuốc-đanh,gia nhân, phó may, thợ phụ, cảnh này chỉ có lời thoại của 2 nhân vật Giuốc- đanh và tay thợ phụ→ nói chuyện trang phục nhất là chiếc áo. +) Cảnh 2: Phần còn lại, tăng thêm 4 nhân vật ( thợ phụ) và cộng thêm rất nhiều động tác : bốn tay thợ phụ cởi quần cộc áo ngắn của ông Giuốc-đanh rồi mặc lại cho ông bộ lễ hục theo nhịp điệu của dàn nhạc , ông Giuốc- đanh đi đi lại lại phô áo mới, chân bước , miệng nói theo điệu nhạc => Giuốc đanh mặc lễ phục.
|
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1 :Thảo luận nhóm đôiBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Liệt kê các nhân vật xuất hiện trong vở kịch. Ghi lại 3 từ khóa liên quan đến tính cách của nhân vật + Theo em vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong hài kịch trên lại làm bật lên tiếng cười? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 2 : Hoạt động cá nhân Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: Cho biết: a, Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: …. ” Ông Giuốc-đanh ( nhìn áo của bác phó may)…”, ” Ông Giuốc-đanh …. (nói riêng) …” là lời của ai và có vai trò như thế nào trong văn bản kịch? b, Nếu thiếu đi các đoạn văn in nghiêng ở giữa và cuối văn bản thì việc phát triển xung đột kịch, thể hiện tính cách nhân vật ông Giuốc-đanh và tạo tiếng cười trong màn kịch sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
|
a. Cảnh 1: ông Giuốc- đanh và phó may.
– Tại phòng khách nhà ông Giuốc- đanh bác phó may mang bộ lễ phục đến – Có 4 nhân vật : ông Giuốc đanh , bác phó may , tay thợ phụ,gia nhân của giuốc đanh. – Đối thoại chính: ông Giuốc- đanh và phó may. – Chuyện xoay bộ trang phục mới của ông Giuốc – đanh (bộ lễ phục, đôi bít tất, giày, bộ tóc giả và lông đính mũ…)Chủ yếu là bộ lễ phục. – Chiếc áo ngược hoa. Có thể do sơ xuất cũng có thể là cố tình mà phó may đã may chiếc áo hoa ngược khiến Giuốc – đanh thành trò cười. – Ông Giuốc-đanh chưa phải mất hết tỉnh táo, vẫn nhận ra chiếc áo ngược hoa. – Phó may vụng chèo khéo chống bịa ra lí lẽ thuyết phục khiến ông Giuốc-đanh hài lòng.– Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải. Phó may lảng sang chuyện khác→ nhắc Giuốc đanh mặc thử áo, đánh vào tâm lí. => Đoạn kịch có kịch tính cao Phó may đang ở thế bị động sang chủ động, tiếp đến ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải chuyển sang chủ động → phó may chống trả yếu ớt. Nhưng ông ta đã đảo ngược tình huống bằng một nước cờ cao tay đánh vào tâm lí trưởng giả học làm sang của ông Giuốc- đanh. . * Ông Giuốc đanh dốt nát dễ bị mắc lừa mà vẫn tưởng mình “sang”. b. Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tốp thợ phụ.– Tác giả chuyển cảnh hết sức tự nhiên và khéo léo bằng việc ông Giuốc – đanh mặc lễ phục xong là được tốp thợ phụ tôn xưng → khiến ông ta tưởng mặc lễ phục vào là thành quý phái. – Chúng nắm được điểm yếu để nịnh hót, tâng bốc → moi tiền. – Phép tăng tiến trong lời tâng bốc → Sự học đòi làm sang càng ngày càng mãnh liệt (sẵn sàng cho hết tiền để được sang hão ) => Ông Giuốc- đanh, thích học đòi, mua danh hão mâu thuẫn với sự dốt nát, bị người khác lợi dụng, kiếm chác => Cười h/ả Giuốc đanh mặc lễ phục thật hài trên sân khấu. c. Nhân vật hài kịch bất hủ:– Khán giả cười sự ngu dốt khiến phó may lợi dụng kiếm chác( tất chật, giày chật, ăn bớt vải …) – Cười ông ngớ ngẩn mặc áo ngược hoa mà tưởng mình sang trong quý phái , cười ông ta bỏ tiền để mua danh hão. – Nhất là cảnh 4 tay thợ phụ lột quần áo ông Giuốc- đanh mặc cho ông ta bộ lễ phục ngược hoa lố lăng, sặc sỡ mà ông ta vẫn vênh váo tưởng mình quý phái làm cho khán giả cười vỡ rạp. III. TỔNG KẾTa. Nghệ thuật: – Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của nhân vật thông qua lời nói, hành động – Vở kịch ngăn nhưng mâu thuẫn kịch sinh động, hấp dẫn và gây cười b. Nội dung Phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Ông Giuốc đanh mặc lễ phục
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: TRÒ CHƠI “THỬ TÀI THÔNG THÁI” qua các câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày suy nghĩ
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: Lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục nằm ở vị trí nào trong vở kịch Trưởng giả học làm sang ?
A. Kết thúc hồi II của vở kịch C. Kết thúc cả vở kịch
B. Mở đầu hồi II của vở kịch D. Kết thúc hồi III của vở kịch
Chọn đáp án: A
Câu 2: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục gồm mấy cảnh ?
A. Bốn cảnh C. Hai cảnh
B. Ba cảnh D. Một cảnh
Chọn đáp án: C
Câu 3: Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Giuốc-đanh trong đoạn trích là gì?
A. Trong một gia đình trí thức, bản thân ông được học hành tử tế.
B. Trong một gia đình quý tộc sang trọng.
C. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
D. Trong một gia đình thuộc dòng họ vua chúa.
Chọn đáp án: C
Câu 4: Đặc điểm nổi bật của “bộ lễ phục đẹp nhất triều đình” của ông Giuốc đanh là gì ?
A. Màu đen C. Trang nhã, rẻ tiền
B. Hoa ngược D. Gồm ý A và B
Chọn đáp án: B
Câu 5: Thái độ của ông Giuốc -đanh khi nghe bác phó may giải thích những người quí phái đều mặc áo may hoa ngược như thế nào ?
A. Chê chiếc áo may hoa ngược và yêu cầu bác phó may phải may lại.
B. Chấp nhận chiếc áo may hoa ngược và tỏ ý muốn mặc thử nó.
C. Tán thưởng vẻ sang trọng của chiếc áo may hoa ngược.
D. Thắc mắc vì sao những người quí phái lại mặc áo hoa ngược.
Chọn đáp án: C
Câu 6: Qua thái độ của ông Giuốc đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy ông ta là người như thế nào ?
A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc.
B. Dốt nát, kém hiểu biết.
C. Thích những cái lạ mắt.
D. Hài hước và hóm hỉnh.
Chọn đáp án: B
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ trải nghiệm của bản thân
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để Thực hiện yêu cầutrả lời câu hỏi: Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Một số bạn cho rằng nên dùng Trưởng giả học làm sang làm nhan đề cho văn bản trên, một số khác lại cho rằng nhan đề Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mới sát hợp với nội dung của văn bản. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện viết
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được nội dung văn bản
+ Soạn bài tiếp theo
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC
– Phiếu học tập:
* Phụ lục:
Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ | CẦN CỐ GẮNG
(0 – 4 điểm) |
TỐT
(5 – 7 điểm) |
XUẤT SẮC
(8 – 10 điểm) |
Hình thức(2 điểm) |
0 điểm
Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả |
1 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả |
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo
|
Nội dung(6 điểm) |
1 – 3 điểm
Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện |
4 – 5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao |
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo |
Hiệu quả nhóm(2 điểm) |
0 điểm
Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động |
1 điểm
Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động |
2 điểm
Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động |
Điểm | |||
TỔNG |
Trên đây là Giáo án Ông Giuốc đanh mặc lễ phục. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!