Site icon GIAODUCMOI

Giáo án Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức

Giáo án Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh Củng cố kiến thức về các thể loại hoặc loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở giữa học kì II.

Giáo án Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Củng cố kiến thức về các thể loại hoặc loại VB đọc, kiểu bài viết, nội dung nói và nghe, kiến thức về tiếng Việt đã học ở giữa học kì II.
– Vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết các bài văn kể chuyện tưởng tượng, viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, viết bài văn thuyết minh về một quy tắc hay luật lệ trong trò chơi, nói và nghe.

2. Năng lực

a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện, vận dụng kiến thức trong văn bản để đánh giá được các vấn đề trong cuộc sống.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

+ GV chơi trò chơi Ai nhanh hơnTrong giữa  học kì II, em đã học những  VB nào, nêu tên văn bản và tên tác giả ?

HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Các nhóm bình chọn sản phẩm nào đẹp nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá.

GV dẫn dắt: Bài học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại các thể loạ văn bản và các kiến thức tiếng Việt đã được học trong HK II.

– HS kể nhanh các thể loại, loại VB đã học: truyện nước ngoài, truyện cổ tích, VB nghị luận, VB thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập các thể loại văn bản đã học
a. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thể loại văn bản, tên các tác giả và tác phẩm đã học.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại văn bản đã học bằng cách lập bảng thống kê.

+  Văn bản đó thuộc thể loại gì?

+ Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là gì?

 

 

 

 

 

 

 

? Em hiểu thế nào là tiểu thuyết?

– HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Các thể loại VB

1.văn bản:

+VB “Cuộc trạm trán trên đại dương”

–         Tác giả: Giuyn- Vec- Nơ.

–         Thể loại: Tiểu thuyết.

–         PTBĐ:Tự sự kết hợp miêu tả.

+VB:Đường vào trung tâm vũ trụ.

–         Tác giả :Hà Thuỷ Nguyên.

–         Thể loại: Tiểu thuyết.

–         PTBĐ: Nghị luận+ MT.

+VB: Dấu ấn Hồ Khanh.

–         Tác giả:Hồ Khanh.

–         Thể loại:phóng sự, bút kí.

–         PTBĐ:MT+BC.

2.Thể loại tiểu thuyết.

Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tương thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác đinh.

Đặc điểm của tiểu thuyết:

+ Tiểu thuyết tái hiện con người và cuộc sống bằng cái nhìn giàu chất văn xuôi.

+Tiểu thuyết nhìn đời sống từ góc độ đời tư.

+Nhân vật trong tiểu thuyết là con người nếm trải.

+Tiểu thuyết xoá khoảng cách trần thuật và nội dung trần thuật.

+ Tiểu thuyêt chứa nhiều yếu tố thừa.

Kiểu văn bản/Ví dụ một văn bản được học
Đặc điểm cơ bản của kiểu văn bản, thể loại qua văn bản ví dụ Điều em tâm đắc với các văn bản
? Điểm nổi bật của   3 văn bản:

cuộc trạm trán trên đại dương.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Đường vào trung tâm vũ trụ.

? Họ khám phá vũ trụ ở không gian nào.

?Truyện kể về nhân vật nào?

? Nội dung của truyện là gì?

 

 

 

 

 

 

 

? Nội dung đó có ý nghĩa gì với nhân loại.

 

Dấu ấn Hồ Khanh.

Là gì?

? Nhận xét gì về tiêu đề của văn bản.

-?Qua VB, em biết được điều gì.

? Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua VB.

 

 

 

-PTBĐ:TS+MT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-PTBĐ:NL+MT.

 

 

-PTBĐ:NL+TS.

 

 

 

*Truyện có 3 nhân vật:pie a-ron-nac, cong xây và Nét Len tham gia phiêu lưu trong không gian rộng lớn của biển từ đêm đến sáng. Đó là không gian quen thuộc với ho. Song điểm bất thường của ngày hôm đó là sương mù dày đặc, các nhân vật nhìn qua ống nhòm cũng không rõ.không gian không theo ý muốn của họ.

Việc khám phá dưới đáy đại dương rất khó khăn.

Họ ước mơ chinh phc được nhng điu bín dưới đáy đại dương.Hình ảnh chiếc tàu ngầm được nhà văn liên tưởng độc đáo bằng hình ảnh chú cá , tạo nên nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả.

 

–         Tác giả kể  câu chuyện về những nhà thám hiểm trái đất. Tâm trái đất và tâm vũ trụ đồng nhất nhưng tâm trái đất chỉ có khoáng chất, tâm vũ trụ có sinh vật sống, thực vật kì lạ. Câu chuyện diễn ra trong hai không gian:

+Không gian thánh địa HyLap, nơi thờ các vị thần Hylap.

+Không gian tâm vũ trụ, nơi có sự sống.

Truyện kể hai nhân vật chính: Cô bé ( người kể chuyện) và cậu bé thần đồng.

– Hai nhân vật bay đến thánh địa Hy lạp trên con ngựa Thần Thoại. Khám phá thánh địa và phát hiện rốn vũ trụ . Thần đồng quay trở về bảo tàng mượn chìa khoá. 3  nhân vật vào được tâm vũ trụ. Họ nghiên cứu và tìm ra công nghệ gen, thay thế nội tạng, có thể cứu sống hàng triệu người trên thế giới.

-> Đây là một ý tưởng hay của người cổ đại, thể hiện sự phát minh sáng tạo và phát triển về công nghệ của nước ngoài từ rất sớm. Những phát minh này rất có ý nghĩa với nhân loại .

– Tiêu đề VB:Thể hiện được sự khái quát nội dung và tư tưởng mà văn bản muốn truyền đạt: Đó là dấu ấn khó phai của Hồ Khanh khi phát hiện và làm được những điều chưa có.

Nội Dung:Cung cấp thông tin về tác giả Hồ Khanh, đó cũng là tác giả đã phát hiện ra hang Sơn Đoong, hang rất ấn tượng có chiều cao và rộng nhất thế giới, nằm trong quần thể hang động thuộc khu du lịch của tỉnh Quảng Bình.

-Phẩm chất cao quý nhất của một nhà thám hiểm là sự hiểu biết và say mê khám phá thế giới tự nhiên.

-> khi bạn say sưa tìm tòi, khám phá thì bạn sẽ luôn thấy được những điều mới lạ trong thế giới này.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về  tiếng việt.

a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm , đặc điểm của các kiến thức tiếng việt có liên quan đến các VB được học:Liên kết, thuật ngữ, từ ngữ Hán Việt và nghĩa của từ.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

? Em hiểu thế nào là dấu chấm lửng.

GV cho HS tìm các câu văn có dấu …, nêu tác dụng của dấu câu trong câu văn đó.

HS tìm các câu văn theo yêu cầu của GV.
II.THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT.

1.Dấu chấm lửng:

*khái niệm:Dấu chấm lửng, còn gọi là dấu … là dấu câu ,được sử dụng rộng rãi trong các câu văn trên toàn thế giới. bày tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng chưa liệt kê hết. thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

 

? Em hiểu thế nào là mạch lạc.

? Trong khi giao tiếp, có cần rõ ràng, mạch lạc không?

? yếu tố nào giúp nội dung văn bản liền mạch và không tách rời nội dung đang diễn đạt.

 

 

 

 

 

? Em hiểu thế nào là thuật ngữ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Các em được học về những kiểu bài ( viết bài văn )nào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Thế nào là nghĩa của từ, nghĩa của từ có cấu tạo như thế nào.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Muốn hiểu được nghĩa của một từ Hán Việt, chúng ta cần phải làm gì.

? Nghĩa của yếu tố Hán Việt có liên quan đến nghĩa của từ HV không.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Em hiểu như thế nào về văn kể chuyện.

? Đối với kiểu bài trên, cần những yêu cầu gì.

 

 

 

? Nêu các bước của bài văn nghị luận.

 

 

 

 

 

 

 

 

? Tại sao phải giới thiệu hoàn cảnh diễn ra vả đôi tượng tham gia trò chơi hay hoạt động?

 

? Nếu không trình bày tường minh về các quy tắc hoặc luật lệ cũng như bỏ qua việc nêu trình tự các bước cần thực hiện thì sự hình dung của người đọc về trò chơi hay hoạt động sẽ gặp những khó khăn gì?

 

? Tại sao phải nêu vai trò, tác dụng của trò chơi hay hoạt động đối với con người?

 

? Khi tham gia một trò chơi hay hoạt động, việc tìm hiểu ý nghĩa của nó có tác dụng gì?

HS nhìn sgk để có câu trả lời.

 

– Rất cần diễn đạt ND rõ ràng để người nghe hiểu và tiếp nhận chính xác thông tin.

– Liên kết bằng từ, ngữ, câu văn ngắn.

 Bài tập 1

Đoạn văn viết về việc những người trên tàu chiến quan sát để tiếp cận “con cá thiết kình”. Sự việc diễn ra trong một giờ đồng hổ, được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính: từ sáu giờ đến bảy giờ sáng. Sự thống nhất về đề tài được nói đến và trình tự sắp xếp hợp lí các sự việc theo nguyên tắc nhân quả làm cho đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa cua đoạn văn: diễn biến của sự việc quan sát và tiếp cận “con cá thiết kình”.

 

 

-Trong quá trình học tập, HS đã tiếp xúc với nhiếu thuật ngữ ở các môn học khác nhau. Tuy nhiên, đây là lần dẫu tiên các em được nắm bắt một cách bài bản những nội dung lí thuyết cốt lõi về thnật ngữ, được luyện tập ở mức tương đối đơn giản về cách nhận diện, giải thích nghĩa và sử dụng thuật ngữ.

– Muốn phân biệt chính xác, cẩn dựa vào câu và loại VB. Các khía cạnh trên đầy về thuật ngữ đã được làm sáng tỏ bằng những ví dụ cụ thể.

GV lấy vd cụ thể cm cho hs hiểu.

Bài tập 1

GV cho HS suy nghĩ và xác định thuật ngữ theo khả năng nhận biết của mình. HS trả lời, dù chính xác hay không, GV đều yêu cầu HS nêu căn cứ xác định. GV điều chỉnh, bổ sung.

Gợi ý:

Câu a: ngụ ngôn-, cần b: triết học; cầu c: văn hoá; câu d: in-tơ-nét.

Căn cứ: các đơn vị trên đều thuộc vẽ một lĩnh vực, một ngành cụ thể. Ngụ ngôn dùng để chỉ một thể loại văn học; triết học: chỉ một ngành khoa học; văn hoá: chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra; in-tơ-nét: chỉ một lĩnh vực của công nghệ thông tin. Đó là cơ sở đáng tin cậy để ta xác định các đơn vị đó là thuật ngữ.

Bài tập 2

GV hướng dẫn HS cách tra cứu từ điển để tìm nghĩa của các mục từ. Đơn giản nhất, HS có thể tìm nghĩa của các thuật ngữ trên trong cuốn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê (Chủ biên), bản in năm 2003 của NXB Đà Nằng và Trung tâm Từ điển học).

–                       Ngụ ngôn: thể loại văn học, dùng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện loài vật để nói về việc đời nhằm dẫn đến những kết luận về đạo lí, kinh nghiệm sống.

–                       Triết học: khoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất cúa thế giới và sự nhận thức thế giới.

–                       Văn hoá: tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người lạo ra trong quá trình lịch sử.

–                       In-tơ-nét: hệ thống các mạng máy tính được nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điểu kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin.

 

GV lấy VD và chỉ cho học sinh nhận diện ra 2 phần trong từ ( ND và HT).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn thực hiện bài tập:

đòi hỏi HS phần biệt được các loại từ ngữ, nội dung cần có cước chú (tức là cẩn được giải thích). Chức năng của các loại cước chú đã ghi sẵn trong bảng, HS chỉ cần điền tên những từ ngữ, nội dung cụ thể vào cột phù hợp (tương thích với ví dụ đã nêu). Cụ thể, với cột Từ ngữ được giải thích nghĩa, cần ghi: thái cực, đồng nhất, hải lưu, cực đoan-, với cột Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ, cẩn ghi: Ảnh của Quốc Trung; Thoai-lai Dôn, (Thô-mát L. Phrít-man, Nóng Phẳng Chật, Nguyễn Hằng dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hổ Chí Minh, 2016, trang 179 – 181); với cột Sự vật, hiện tượng được miêu tả, giải thích, cần ghi: Min-ne-xô-ta, hiện tượng “nước trồi”.

 

HS hiểu được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng.

-HS nắm được cách xác định nhanh nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt thông dụng đó.

 

 

 

 

GV lấy VD và giải thích rõ cho HS hiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Ôn tập kiến thức TLV.

a. Mục tiêu: Nắm được khái niệm , đặc điểm của các kiểu bài  có liên quan đến các VB được học: Viết bài văn kể chuyện, viết bài văn nêu ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay 1 h/đ.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và viết được bài văn đúng kiểu bài.

d. Tổ chức thực hiện:

HS viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử. Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả; sắp xếp các sự việc theo trật tự trước sau, quan hệ nhân quả.

HS đọc và phân tích bài tham khảo ( VB mẫu).

Sau khi HS thảo luận nhóm xong, GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời. GV tổng hợp ý kiến của HS và chốt lại vấn đề.

-HS luyện viết từng đoạn văn.

HS nhận biết được vai trò của công nghệ đối với đời sống của con người, trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.

–                        HS biết cách thảo luận về một vấn đê’ gây tranh cãi, biết đưa ra ý kiến của mình, biết cách xác định những điểm thống nhất và khác biệt giữa các ý kiến, đồng thời biết lắng nghe và đối thoại với ý kiến của người khác trên tinh thần tôn trọng.

 

 

 

 

 

 

HS khi tìm ý cần bám sát các cầu hỏi đã nêu (gợi ý) trong SHS. Các em có thể phác qua nội dung trả lòi cho từng câu hỏi trong giấy nháp và phân bố chúng vào từng phần hợp lí trước khi chính thức viết bài

 

 

 

 

 

 

 

2.liên kết mạch lạc trong văn bản.

– Mạch lạc là tính hợp lí, thống nhất và không mâu thuẫn giữa các cầu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong VB. Các câu (trong đoạn), các đoạn (trong VB) phải hướng đến chủ đề chung và được sắp xếp theo trình tự hợp lí nhằm thể hiện rõ chủ đề của VB.

– Các bộ phận trong VB (cầu, đoạn) được gắn kết chặt chẽ với nhau qua các phương tiện ngôn ngữ thích hợp, được gọi là “phương tiện liên kết”. Các loại phương tiện liên kết VB thường được sử dụng là từ ngữ nối, từ ngữ thay thế (thay thế bằng đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) hoặc từ ngữ được lặp lại,…

– Liên kết góp phẩn tạo nên tính mạch lạc cua VB.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Thuật ngữ.

– Về cấu tạo, thuật ngữ có thể là một từ hoặc một cụm từ.

– Về chức năng và phạm vi sử dụng, thuật ngữ được sử dụng trong các ngành khoa học hoặc các lĩnh vực chuyên môn.

– Về mối quan hệ giữa thuật ngữ và từ ngữ thông thường: có những đơn vị khi thì được dùng với tư cách là thuật ngữ, khi thì được dùng như từ ngữ thông thường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.Nghĩa của từ.

Nghĩa của từ là phần nội dung mà từ biểu thị.

– Cấu tạo: 2 phần

+ Phần hình thức: là từ ngữ mà ta đọc được, nhìn thấy bằng chữ viết.

+ Phần nội dung: phần nghĩa ẩn sâu bên trong câu chữ.

VD:Kiên định: là đức tính tốt đẹp của con người,biểu thị sự luôn giữ vững lập trường tư tưởng, tinh thần và ý chí với quyết định mà mình đưa ra.

è Phần trước dấu : phần HT

è Phần sau dấu : là phần ND, cũng là phần nghĩa của từ.

5. TP  cước chú:

– Là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một trang sách hoặc VB, nhằm giải thích làm rõ đề tài mà người viết muốn diễn đạt.

VD

-Thái cực:…..

ồng nhất:…..

Hải lưu:….

Đối tượng được cung cấp thông tin về xuất xứ, cẩn ghi: Ảnh của Quốc Trung.

è Các phần giải thích nằm trong ngoặc đơn, sau dấu hai chấm ở cuối mỗi trang, VB được gọi là phần cước chú.

 

 

6. Nghĩa của yếu tố Hán Việt.

+ Bài tập 1

yêu cẩu HS trong khi giải quyết một yêu cẩu cụ thể liên quan đến từ tín ngưỡng, cần đọc thông tin trong khung bên phải để nắm được cách thực hành. Theo điểu được chỉ dẫn trong đó, cần tách từ tín ngưỡng thành 2 yếu tố là tínngưỡng.

+ Với yếu tố tín, có thể nghĩ đến những từ mà ở đó yếu tố này hiện diện như: uy tín, hất tín, thất tín, tín nhiệm, tín đồ, tín tầm, tín niệm, điện tín, thư tín, ấn tín,…

+ Với yếu tố ngưỡng, có thể nghĩ đến những từ như: chiêm ngưỡng, ngưỡng vọng, kính ngưỡng, ngưỡng mộ,… Dù yếu tố tín cũng như ngưỡng có nhiều nghĩa cụ thể (tín: 1. đức tính thật thà; 2. tin, tin tưởng; 3. thư từ; 4. bằng cứ và ngưỡng: 1. ngước lên; 2. kính mến), nhưng trong mối quan hệ ràng buộc với nhau, có thể xác định rằng trong từ tín ngưỡng thì tín có nghĩa là tin, tin tưởngvằ ngưỡng có nghĩa là kính mến (nghĩa chung của từ tín ngưỡng: tin theo một tôn giáo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tập làm văn.

1.Viết bài văn kể chuyện, kể lại sự việc có thật hoặc sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

Bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử cần đáp ứng các yêu cầu sau:

-Nhân vật được lựa chọn phải có vai trò (dù ít hay nhiều) trong bối cảnh lịch sử đương thời.

-Sự việc được kể liên quan đến nhân vật đó phải có thật.

-Sự việc đó phải có ý nghĩa trong bối cảnh lịch sử nhất định.

-Kể được sự việc theo trình tự hợp lí.

-Bài viết nêu được suy nghĩ, ấn tượng của người viết và có sử dụng yếu tố miêu tả.

2.Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

a.việc xác định mục đích nói và đối tượng nghe.

b.Chuẩn bị nội dung nói và tập luyện

– Nêu được sự phát triển công nghệ và tác động của nó đến đời sống con người; nêu lên nhiều quan điểm khác nhau để thấy đây là một vấn để còn gầy tranh cãi.

-Đánh giá được một cách khách quan, cân bằng hai mặt tích cực và tiêu cực của công nghệ trong đời sống con người.

-Nêu bật được ý kiến cá nhân để người nghe thấy rõ quan điểm của mình.

– Sử dụng linh hoạt và đa dạng các từ ngữ liên kết câu/ đoạn khiến bài nói mạch lạc, lô-gíc và rõ ý

3. Viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay 1 h/đ.

Kiểu VB này được sử dụng rộng rãi trong đời sống, phần lớn được HS tiếp xúc qua những trò chơi, hoạt động mà mình có tham gia (với tư cách là thành viên của đội chơi, nhóm hoạt động hay tư cách khán giả). Lúc đó, VB thường được tạo lập tại chỗ bởi người chủ trì, dẫn chương trình, vì vậy, không có một hình thức cố định, do cách tạo điểm nhấn khác nhau của người thực hiện, phù hợp với từng bối cảnh cụ thể. Do thực tế này, sự hình dung của HS sẽ gặp chút ít khó khăn khi viết đoạn mở đầu vốn đòi hỏi ngôn ngữ trung tính, khách quan.

 

 

Hoạt động 4: Luyện tập ( tập trung thời gian cho HS viết đoạn văn).

a. Mục tiêu: Nắm được mục đích, yêu cầu, các bước thực hiện bài viết đã học.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và thực hành viết đoạn văn.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS làm bài tập trong sgk.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: HS viết được đoạn văn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

IV. Thực hành viết.

Viết bài văn  kể lại một truyện cổ tích.

Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm.

Viếtý kiến một cuộc họp, cuộc thảo luận

 

Các kiểu bài viết Mục đích Yêu cầu Các bước cơ bản thực hiện bài viết Đề tài cụ thể Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết từng kiểu bài
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ
Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện. Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện. Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. Có thể bỏ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng. Chọn lời kể phù hợp. Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám Cần có sự nhất quán về ngôi kể. Kiểm tra sự nhất quán, hợp lý đối với các chi tiết được sáng tạo thêm.
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng đối với một vấn đề đang được xã hội quan tâm Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề xử lý rác thải nhựa Những khía cạnh cần bàn luận phải thể hiện quan điểm cá nhân một cách rõ nét
Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diện ra Đúng với thể thức của một biên bản thông thường Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận Viết biên bản cuộc họp Đại hội chi đoàn của lớp em Kiểm tra chính xác thể thức
Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn “ Nêu suy nghĩ về mẹ”.
b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: ĐV của học sinh viết về mẹ.
d. Tổ chức thực hiện:

-Có một tình yêu thương cao cả và vĩ đại nhất trên đời – không phai nhạt theo tháng năm – đó là tình yêu của người mẹ dành cho con. Không có thứ tình cảm nào thiêng liêng và mạnh mẽ bằng tình mẹ đối với con. Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự tha thứ. Tình yêu của người mẹ mang đến cho mỗi chúng ta là miễn phí và sự yên bình tốt nhất mà không đâu có được. Nó không cần bạn phải đạt được, nó không cần bạn phải xứng đáng. Mẹ là người sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn, trưởng thành. Mẹ hi sinh và dành tình yêu thương vô điều kiện với mỗi người con. Đừng phụ tình mẹ bởi mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Mẹ dạy ta học ăn, học nói, học những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Lớn lên, mỗi lần vấp ngã trong cuộc đời, mẹ dang tay che chở. Mẹ dõi theo từng bước đi trong cuộc đời “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”. Bổn phận của mỗi đứa con là phải thấu hiểu sự hi sinh của mẹ, ghi nhớ công ơn của mẹ đến suốt cuộc đời. Biết chăm ngoan, học giỏi, nghe lời cha mẹ, sống hiểu thảo, yêu tương, phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Tình thương yêu của người mẹ là nguồn năng lượng cho phép một người bình thường có thể làm những chuyện phi thường, là nơi để để mỗi chúng ta trở về nương tựa khi vấp ngã. Bởi thế, đừng ngỗ nghịch hay bất hiếu với mẹ bởi đó là hành vi trái với đạo đức làm người, là đánh mất lương tâm, đánh mất chính mình, phủ nhận nguồn gốc. Không có gì đáng chê trách và khinh bỉ bằng một đứa con bất hiếu.
GV yêu cầu HS luyện nói với chủ đề được viết, đặt ra từ bài tập trên.
– GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá Ghi chú
– Hình thức hỏi – đáp – Phù hợp với mục tiêu, nội dung

– Hấp dẫn, sinh động

– Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

– Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

– Báo cáo thực hiện công việc.

– Hệ thống câu hỏi và bài tập

– Trao đổi, thảo luận

 

Trên đây là Giáo án Ôn tập giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức . Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé! 

Exit mobile version