Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội giúp học sinh nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
Xem thêm:
Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Đặc điểm tục ngữ
– Chủ đề: Trí tuệ dân gian
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của thành ngữ và tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
3. Phẩm chất:
– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1,2
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh lắng nghe và đoán các âm thanh trong video
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
• Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv tổ chức trò chơi Đuổi hình đoán tục ngữ – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, lắng nghe – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động – Hs trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài Ngoài những kinh nghiệm về thời tiết và lao động sản xuất chúng ta đã được học, tục ngữ còn là kho tàng kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội dưới hình thứ nhận xét, lời khuyên nhủ. Tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, cuộc sống và ứng xử. Bài đọc văn bản mở rộng theo thể loại hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu kĩ hơn về nội dung, ý nghĩa về Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. |
Gợi ý:
1. Một giọt máu đào, hơn ao nước lã 2. Cá lớn nuốt cá bé 3. Con sâu quấy rầu nồi canh 4. Giấy rách phải giữ lấy lề 5. Đồng tiền đi liền khúc ruột 6. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ GV gọi 1-2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi suy luận – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Hs làm việc cá nhân – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức |
I. Trải nghiệm cùng văn bản
– HS đọc văn bản
|
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.
– Biết trân trọng khi tàng tri thức của cha ông
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV phát PHT số 1 (câu 1) và số 2 (câu 2),PHT số 3 (câu 3) HS làm việc nhóm 4-6 em PHT số 1
PHT số 2
PHT số 3
+ Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
III. Suy ngẫm và phản hồi
1. Đặc điểm về số chữ, số dòng, số vế
2. Đặc điểm về vần
3.Biện pháp tu từ trong tục ngữ
4. Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáoCách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau.Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”, “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.
|
4. Một số từ ngữ, hình ảnh độc đáo
Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng,
không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của tục ngữ về những kinh nhiệm dân gian? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
III. Tổng kết
1. Nội dung Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội. 2. Nghệ thuật – Tục ngữ ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, hình ảnh sinh động – Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Đi tìm tục ngữ” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– Gv chuyển giao nhiệm vụ: GV tổ chức trò chơi Đi tìm tục ngữ. Gv mô phỏng tục ngữ, học sinh đoán tục ngữ tương ứng 1. Để chỉ việc thế hệ trước làm điều sai trái, thế hệ sau phải chịu hậu quả, ông bà ta hay dùng tục ngữ nào? ( Đời cha ăn mặn, đời con khát nước) 2. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình bên ngoài thể hiện tính cách bên trong, ta dùng câu tục ngữ nào? (Cái răng cái tóc là góc con người) 3. Để chỉ việc đề cao phẩm chất bên trong hơn là ngoại hình, ta dùng câu tục ngữ nào?(Tốt gỗ hơn tốt nước sơn)4. Để chỉ quan hệ mua bán sòng phẳng, rõ ràng dứt khoát, không dây dưa hay châm trễ, ta dùng tục ngữ nào? (Tiền trao cháo múc) 5. Để chỉ việc ai đó từ lúc còn bé đã khôn, ta dùng tục ngữ nào? (Khôn từ trong trứng khôn ra) 6. Để chỉ việc con cháu luôn nhớ về nguồn cội và bày tỏ lòng biết với ông bà tổ tiên, ta dùng tục ngữ nào (Chim có tổ, người có tông)7. Để chỉ việc coi trọng lời chào, thái độ lịch sự, lễ phép người ta dùng tục ngữ nào (Lời chào cao hơn mâm cỗ) Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Gv quan sát, gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ Viết một đoạn hội thoại hoặc một đoạn văn có sử dụng tục ngữ về con người và xã hội – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu “Một mặt người bằng mười mặt của”. Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều.
Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người.Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người ,khuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo. |
Trên đây là Giáo án Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội, Mời các bạn xem các bài viết khác của trang.
Xem thêm:
Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!