Site icon GIAODUCMOI

Giáo án Nhớ đồng 

Giáo án Nhớ đồng cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Nhớ đồng
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ
– HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ
– Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ
– Học sinh nêu được thông điệp rút ra từ văn bản

2. Năng lực

a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Nhớ đồng
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

3. Phẩm chất:

– Yêu quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài Nhớ đồng
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi phát vấn
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về vùng đất hoặc con người đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi: “Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham gia chia sẻ cảm nhận

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời từng thành viên trong lớp chia sẻ

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Nhớ đồng
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Nhớ đồng”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm Nhớ đồng
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm.

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin và chuẩn bị trình bày.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Tố Hữu (1920 – 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành.

– Thời thơ ấu: Sinh ra và lớn lên trong gia đình Nho học ở Huế, vùng đất cố đô thơ mộng còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian.

– Thời thanh niên: Sớm giác ngộ cách mạng, hăng say hoạt động và đấu tranh cách mạng, trải qua nhiều lần tù ngục.

– Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy.

Bài thơ được viết chính thức vào tháng 7 – 1939.

b. Thể loại: thơ bảy chữ

c. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

d. Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến thiệt thà): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

– Phần 2 (Tiếp theo đến ngát trời): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

– Phần 3 (Còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

b. Mục tiêu:
– HS nhận biết được một số yếu tố về vần, nhịp, bố cục của bài thơ
– HS nhận biết và phân tích được những hình ảnh đặc sắc trong bài thơ
– Học sinh nêu được cảm hứng chủ đạo của bài thơ
– Học sinh nêu được thông điệp từ văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài thơ Nhớ đồng
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài Nhớ đồng
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành phiếu học tập

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm thảo luận, điền vào phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm dán phiếu học tập lên bảng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức  Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ?

+ Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ? Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

+ Theo em, chủ đề của bài thơ là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

II. Tìm hiểu chi tiết
1.     Đặc điểm của thế thơ bảy chữ trong bài

– Câu thơ bảy chữ, mỗi đoạn thơ thường có 4 câu thơ.

– Vần trong bài thơ là vần liền: “mùi – vui”, “đời – hơi”, “đồng – sông”; vần cách: “vui – bùi”, “đời – rời”.

– Nhịp 4/3; 3/4

2.     Bố cục bài thơ

– Nhận xét: bố cục bài thơ đi từ nỗi nhớ cuộc sống bên ngoài của người tù, nhớ lại bản thân khi chưa bị giam cầm => trở lại với thực tại bị giam cầm.

– Mạch vận động của cảm xúc: từ âm thanh tiếng hò → nhớ đồng quê → nhớ đồng bào → nhớ chính mình,…

– Từ hiện tại → quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do

3.     Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

– Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò, được lặp lại nhiều lần:

+ Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa → Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh

+ Tiếng hò đã đồng cảm, hoà điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.

– Tiếng than khắc khoải, da diết → Diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → Nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.

Sự lặp lại → Nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → Triền miên vì nỗi nhớ da diết.

– Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả: Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen.

→ Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương nhưng bị ngăn cách.

– Con người gần gũi thân thuộc thân thương:

+ Những lưng còng xuống luống cày.

+ Những bàn tay vãi giống.

+ Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc (linh hồn đã khuất).

– Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến

– Nhớ đến bản thân mình: Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.

⇒ Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi cho nên càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

III/ TỔNG KẾT

1.Nghệ thuật

– Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

– Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

– Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

2. Nội dung

– Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

– Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Nhớ đồng
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Viết khoảng 5 câu hoặc vẽ một bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh/ tranh vẽ trên giấy A4
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với tình yêu quê hương, đất nước
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trình bày những việc làm biểu hiện tình yêu của em đối với quê hương, đất nước
c. Sản phẩm học tập: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện nêu những việc làm cụ thể trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà
– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được các đặc điểm về thể thơ, nội dung, nghệ thuật của bài thơ
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:
* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm

TIÊU CHÍ
CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm      
TỔNG  

* Phiếu học tập

Trên đây là Giáo án Nhớ đồng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Exit mobile version