Site icon GIAODUCMOI

Giáo án Loại vi trùng quý hiếm Ngữ văn 8

Giáo án Loại vi trùng quý hiếm cung cấp giáo án tham khảo cho thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy.

Giáo án Loại vi trùng quý hiếm
I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết được thể loại và đề tài của văn bản
– HS phân tích được tính cách nhân vật ông giáo sư và các cộng sự
– HS chỉ ra và phân tích được yếu tố gây cười trong văn bản
– HS nhận xét được cách đặt nhan đề của văn bản

2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản
3. Phẩm chất:
– Yêu thiên nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài
b. Nội dung: TRÒ CHƠI “GIẢI MÃ Ô CHỮ”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của Học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức trò chơi: GIẢI MÃ Ô CHỮ, luật chơi:
+ GV sẽ chiếu hình ảnh bị che một số phần, để lật mở những mảnh bị che tìm ra đáp án chìa khóa, HS phải trả lời đúng được các câu hỏi của GV đưa ra
+ Đáp án ô chữ: Giáo sư
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS tham gia chơi trò chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV động viên tất cả HS trong lớp đều tham gia
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, khen ngợi HS.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Loài vi trùng quý hiếm
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin tác giả, tác phẩm “Loài vi trùng quý hiếm”
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả, tác phẩm
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả A -zit Nê – xin

– GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

– HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Azit Nexin (Aziz Nesin), tên khai sinh Mehmet Nusret Nesin (20/12/1915 — 6/7/1995), là một nhà văn châm biếm nổi tiếng thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ.

2. Tác phẩm

Theo Tuổi trẻ cười, số ra ngày 11/9/2019

– Thể loại: Hài kịch

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a.Mục tiêu:
– HS nhận biết được thể loại và đề tài của văn bản
– HS phân tích được tính cách nhân vật ông giáo sư và các cộng sự
– HS chỉ ra và phân tích được yếu tố gây cười trong văn bản
– HS nhận xét được cách đặt nhan đề của văn bản
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
 * Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm đôi

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

– GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người nào?

+ Người kể chuyện có thái độ với các nhân vật này như thế nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

– HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

* Nhiệm vụ 2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– GV đặt câu hỏi:

– GV yêu cầu HS suy nghĩ và bày tỏ quan điểm cá nhân:

+Nhận xét về cách đặt nhan để cho văn bản và cách sử dụng cụm từ “loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

– HS trình bày sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày sản phẩm thảo luận

– GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng

GV chốt lại kiến thức

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Tình huống truyện – yếu tố gây cười trong văn bản

– Tình huống của truyện: Một bệnh nhân đau mắt đến gặp giáo sư, ông giáo sư tự mãn vì tìm thấy con vi trùng quý hiếm trong mắt bệnh nhân. Sự ngược đời ở chỗ, các trợ giảng cảm thấy vui mừng, tự hào vì phát minh được cho là vĩ đại này mà quên mất không chữa trị mắt cho bệnh nhân, khiến bệnh nhân bị mù.

=> Đó chính là sự châm biếm của tác giả cho những con người tự mãn ở trong truyện.

2/ Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự
– Nhân vật ông giáo sư và các cộng sự của ông ta hiện thân cho hạng người tự cao, tự mãn, cho rằng mình xuất chúng, giỏi giang, mừng rỡ khi phát hiện ra loại vi trùng quý hiếm mà không quan tâm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.

– Người kể chuyện có thái độ dè bỉu với các nhân vật này.

– Dựa vào lời văn trong văn bản và những cuộc hội thoại giữa các nhân vật.

3. Cách đặt nhan đề

Cách đặt nhan đề cho văn bản và cách sử dụng cụm từ “Loại vi trùng quý hiếm” trong văn bản hoàn toàn nhằm mục đích châm biếm chứ không phải ca ngợi phát minh vĩ đại.

– Đã là vi trùng gây đau mắt và có thể gây mất thị giác cho người bệnh thì nó là vi trùng có hại.

=> Điều này hoàn toàn là châm biếm vị giáo sư tự mãn này.

– Việc phát hiện ra con vi trùng khiến ông vui mừng đến nỗi không để tâm việc chữa trị cho bệnh nhân trong khi trọng trách lớn nhất của người bác sĩ là cứu người, những điều nên là thì bác sĩ lại quên.

– Khi bệnh nhân đã bị mù thì ông ta lại tươi cười rạng rỡ khẳng định mình đã nói đúng về con vi trùng.

III/ TỔNG KẾT

1/ Nghệ thuật

– Sử dụng thành công thủ pháp trào phúng, tạo tiếng cười cho người đọc

– Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật qua lời thoại

2/ Nội dung

Phê phán hạng người tự cao, tự mãn, cho rằng mình xuất chúng, giỏi giang

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học về văn bản Loài vi trùng quý hiếm
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ: Viết đoạn văn ngắn khoảng 7 -9 câu nhận xét về nhân vật ông giáo sư và các cộng sự trong văn bản trên
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Viết đoạn văn ngắn khoảng 7 -9 câu nhận xét về nhân vật ông giáo sư và các cộng sự trong văn bản trên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS trình bày trước lớp
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về văn bản liên hệ với bản thân
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học, bày tỏ quan điểm cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi: Bày tỏ quan điểm của em về ranh giới giữa “tự tin” và “tự cao”, làm thế nào để hạn chế được cái “tôi” quá cao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận
– GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– GV nhận xét, đánh giá

* Hướng dẫn về nhà

– GV dặn dò HS:
+ Ôn tập, nắm được nội dung bài học
+ Soạn bài tiếp theo

IV. HỒ SƠ DẠY HỌC

– Phiếu học tập:
* Phụ lục:

Rubic đánh giá hoạt động thảo luận nhóm
TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG

(0 – 4 điểm)

TỐT

(5 – 7 điểm)

XUẤT SẮC

(8 – 10 điểm)

Hình thức

(2 điểm)

0 điểm

Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả

Sai lỗi chính tả

1 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

2 điểm

Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu

Trình bày cẩn thận

Không có lỗi chính tả

Có sự sáng tạo

 

Nội dung

(6 điểm)

1 – 3 điểm

Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm

Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn

Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện

4 – 5 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao

6 điểm

Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn

Trả lời đúng trọng tâm

Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao

Có sự sáng tạo

Hiệu quả nhóm

(2 điểm)

0 điểm

Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ

Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động

1 điểm

Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát

Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động

2 điểm

Hoạt động gắn kết

Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo

Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động

Điểm
TỔNG

* Phiếu học tập

Trên đây là Giáo án Loại vi trùng quý hiếm. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Exit mobile version