Giáo án Chúng ta có thể đọc nhanh hơn cung cấp cho chúng ta tri thức để giúp chúng ta có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.
Giáo án Chúng ta có thể đọc nhanh hơn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Văn bản: “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn” cung cấp cho chúng ta tri thức để giúp chúng ta có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin;
3. Phẩm chất:
– Có ý thức tôn trọng luật lệ, quy tắc; yêu thích các hoạt động, giúp phát triển thể chất và tinh thần.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT
– PHT số 1
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi Bức ảnh bí mật
c. Sản phẩm: Câu trả lời, thái độ tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ: 1. Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép, …có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?2. Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Chia sẻ với các bạn thân cùng nhóm. – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Hs làm việc cá nhân, tham gia trò chơi – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét |
Gợi ý:1. – Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép… có cần đến quy tắc, luật lệ. Vì như vậy nội dung ghi chép sẽ được mạch lạc và dễ dàng theo dõi, những kiến thức trong sách được ghi chép có quy tắc sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn. Ghi chép có luật lệ, quy tắc là phương pháp làm việc khoa học. 2. – Khi đọc văn bản, tùy vào trường hợp em có thể đọc thành tiếng và đọc thầm. Ví dụ khi luyện đọc em sẽ đọc thành tiếng rõ ràng còn khi làm bài tập, đọc kĩ em sẽ đọc thầm. – Em chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình vì khả năng nắm nội dung chưa tốt/ đọc chưa rõ ràng. Hay em đã hài lòng với khả năng đọc hiểu văn bản vì em luyện tập thường xuyên/ làm bài tập đọc hiểu tốt. – Em chia sẻ với các bạn. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ + GV hướng dẫn cách đọc và trả lời câu hỏi trong hộp chỉ dẫn + Báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm – HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Hs làm việc cá nhân – GV quan sát Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày sản phẩm – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
|
I. Trải nghiệm cùng văn bản1. Đọc – Hs đọc văn bản – Lưu ý dừng đọc đúng thời điểm để trả lời các câu hỏi trong hộp chỉ dẫn 2. Tìm hiểu chunga. Tác giả – Adam Khoo sinh ngày 08/04/1974 – Quốc tịch: Singapore – Ông được đánh giá là một trong những nhà truyền động lực có sức ảnh hưởng lớn nhất châu Á: ông là một doanh nhân, diễn giả nổi tiếng. – Ông là triệu phú trẻ nhất ở Singapore với khối tài sản ròng trị giá hơn 1.3 tỉ USD, và được xếp hạng trong số 25 người giàu nhất ở Singapore dưới 40 tuổi năm 2008.– Tác phẩm chính: Tôi tài giỏi, bạn cũng thế; Làm chủ tư duy, thay đổi vận mệnh; Con cái chúng ta đều giỏi; Bí quyết thành công cho tuổi teen; … – Nội dung cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế: Chia sẻ những phương pháp, kĩ năng mà tác giả áp dụng trong nhiều năm để có được thành công trong học vấn và cuộc sống, Sách gồm bốn phần, 18 chươngb. Tác phẩm– Xuất xứ: Trích từ cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, chương 6. Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin, thuộc phần II. Những phương pháp học siêu đẳng – Thể loại: Văn bản thông tin – Phương thức biểu đạt: Nghị luận |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
– Nhận biết được đặc điểm của văn bản giới thiệu một quy tắc hay luật lệ trong hoạt động; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó; nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo trong văn bản thông tin;
– Có ý thức tôn trọng luật lệ, quy tắc; yêu thích các hoạt động, giúp phát triển thể chất và tinh thần.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV1: Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thông tin giới thiệu một quy hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt độngBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ GV phát PHT số 1, Hs thảo luận nhóm 4-6 em, đối chiếu các đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động với văn bản để chỉ ra đặc điểm của loại văn bản này trong văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
II. Suy ngẫm và phản hồi1. Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thông tin giới thiệu một quy hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Gợi ý
. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV2: Tìm hiểu về thông tin cơ bản và mối quan hệ giữa thông tin cơ bản- thông tin chi tiết- mục đích viết của văn bản Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ: + Hs thảo luận nhóm 4-6 em theo PHT số 2 để thực hiện nhiệm vụ (câu hỏi 2) ( Hoàn thành sơ đồ và vẽ mũi tên thể hiện mối quan hệ giữa các hình) + Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao? + Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS thuyết trình sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
|
2. Tìm hiểu về thông tin cơ bản và mối quan hệ giữa thông tin cơ bản- thông tin chi tiết- mục đích viết của văn bản
– Thông tin cơ bản và mối quan hệ giữa thông tin cơ bản- thông tin chi tiết- mục đích viết của văn bản: PHT số 2 – Hình ảnh minh họa+ Ở mục 1,2,3: Hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản nhanh theo các cách: sử dụng bút chì, tìm kiếm từ khóa và đọc “chụp”. Thông tin trong đoạn này khá trừu tượng nên nếu không có hình ảnh minh họa thì người đọc khó có thể hình dung được thế nào là dùng bút chì làm vật dẫn đường, đọc “chụp” + Ở mục 4,5,6: Nội dung ở phần này khá cụ thể, dễ hiểu (nghe nhạc nhịp độ nhanh, đọc tóm tắt, di chuyển bút nhanh), vì thế không cần hình ảnh, người đọc vẫn có thể tiếp nhận được thông tin.Việc tiếp nhận vẫn thuận lời dù không có ảnh minh họa vì phần này hướng dẫn cách đọc quen thuộc và dễ hình dung đối với người đọc (tập nghe nhạc nhịp độ nhanh khi đọc, đọc phần tóm tắt cuối chương trước, liên tục thúc đẩy và thử thách khả năng của bạn)
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tìm hiểu cước chú và tài liệu tham khảoBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục Tài liệu tham khảo (trích) ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì? (Thảo luận nhóm đôi theo PHT số 3 – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
3. Tìm hiểu cước chú và tài liệu tham khảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
PHT số 3
Gợi ý
. |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
NV4: Hướng dẫn học sinh Chia sẻ bài học về cách nghĩ và ứng xử của cá nhânBước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv phát cho học sinh văn bản: Giá trị các trò chơi dân gian cần bảo tồn và phát huy và yêu cầu học sinh vận dụng một trong sáu cách đọc hiệu quả mà văn bản đã đề cập. Sau đó chia sẻ về kết quả (Em thấy bản thân có thể tập luyện để đạt tốc độ đọc hơn hay không? Vì sao?)– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi – Gv quan sát, cố vấn Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận– HS trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức |
4. Chia sẻ bài học về cách nghĩ và ứng xử của cá nhân
– Hs thực hiện nhiệm vụ và chia sẻ trải nghiệm
|
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của bài thơ? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– GV quan sát, hướng dẫn – HS suy nghĩ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm – HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
III. Tổng kết
1. Nội dung – Văn bản giới thiệu những quy tắc, cách thức mới của hoạt động đọc để giúp chúng ta có thể đọc nhanh hơn 2. Nghệ thuật– Ngôn từ dễ hiểu – Cách triển khai ý kiến, luận điểm rõ ràng, chặt chẽ – Kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ giúp người đọc dễ dàng theo dõi |
||||
Cách tổng kết 2PHT số …
.. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ– Gv chuyển giao nhiệm vụ: 1. Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn thuộc kiểu văn bản nào?A. Văn bản thông tin. B. Văn bản biểu cảm. C. Văn bản nghị luận. D. Văn bản văn học. 2. Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn được trích từ cuốn sách nào?A. Những quy tắc trong công việcB. Tôi tài giỏi, bạn cũng thế. C. Những quy tắc để giàu có. D. Hoàn thành mọi việc không hề khó. 3. Trong các tác giả sau, ai là tác giả của cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế?A. La-gom. B To-ny. C. A-dam Khu. D. Du Gia Huy 4. Văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn có bao nhiều đề mục?A. Ba đề mục. B. Bốn đề mục.C. Năm đề mục. D. Sáu đề mục. 5. Các đề mục của văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn, tập trung vào vấn đề gì?A. Hướng dẫn người đọc biết cách đọc sách nhanh hơn. B. Hướng dẫn người đọc biết cách đọc sách hiệu quả hơn. C. Trình bày và hướng dẫn người đọc làm quen với cách đọc sách nhanh và hiệu quả hơn. D. Hướng dẫn người đọc cách đọc sách trong thời đại công nghệ 4.0. 6. Sử dụng một cây bút chì là vật dẫn đường có tác dụng gì trong việc đọc sách?A. Tập trung hơn trong việc đọc sách và có tác dụng trong việc điều khiển tốc độ đọc của mắt. B. Đánh dấu những câu, đoạn, đề mục quan trọng, giúp cho việc đọc được nhanh hơn. C. Giúp việc ghi chép trong quá trình đọc được thuận lợi hơn. D. Rèn luyện cho đôi mắt đuổi theo bút và việc đọc sẽ nhanh hơn. 7. Tìm kiếm các ý chính và các từ khóa có tác gì trong việc đọc sách?A. Giúp việc tiếp thu thông tin dễ dàng hơn. B. Giúp cho tiến trình nắm bắt thông tin nhanh hơn. C. Giúp người đọc nhớ nhanh hơn nội dung cần đọc. D. Giúp người đọc nhớ lâu hơn nội dung cần đọc. 8. Theo tác giả vì sao cần Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5-7 chữ một lúc?A. Vì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn. B. Giúp cho việc nắm thông tin hiệu quả hơn. C. Dễ dàng nắm được ý chính và từ khóa. D. Vì tốc độ đọc sẽ nhanh hơn và việc nắm thông tin hiệu quả hơn. 9. Tập nghe nhạc không lời có nhịp độ nhanh có tác dụng gì trong việc đọc sách?A. Vừa được đọc sách vừa nghe được bản nhạc mà mình yêu thích. B. Tạo ra sự thư giãn trong quá trình đọc. C. Rèn luyện cho não và mắt đọc nhanh hơn. D. Tạo cho việc đọc sách có hứng thú hơn. 10. Vì sao khi đọc sách, không nên bỏ qua phần tóm tắt cuối chương?A. Có được khái niệm chung về nội dung chính của chương, đồng thời giúp cho việc nắm chắc những thông tin cần thiết cần. B. Giúp cho việc đọc nhanh hơn và nắm được các từ khóa của toàn văn bản thuận lợi hơn. C. Giúp nắm được các ý chính của toàn văn văn nhanh chóng và thuận lợi hơn. D. Giúp cho việc hiểu nội dung của văn bản thuận lợi hơn. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS tham gia trò chơi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động – Hs tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Có thể giao về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ– GV chuyển giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu chia sẻ về một phương pháp đọc hiệu quả mà em đã áp dụng – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ– Gv quan sát, lắng nghe gợi mở – HS thực hiện nhiệm vụ; Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận– Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm – Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ– GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức |
IV. Phụ lục
Giá trị các trò chơi dân gian cần bảo tồn và phát huy
Các trò chơi dân gian các dân tộc có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vô cùng lớn. Đó còn thể hiện tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết trong nhân dân rất cao. Và càng đặc biệt hơn, khi các trò chơi dân gian này chỉ được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, truyền tay và được học hỏi trong quá trình biểu diễn hay thi đấu.
Trò chơi dân gian các dân tộc được bảo tồn qua nhiều đời trong đời sống cộng đồng, được lưu giữ và phát huy gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc anh em. Góp phần hình thành nên sự kiên cường, sự dẻo dai và ý thức vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn, giành chiến thắng của mỗi con người, mỗi cộng đồng người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt, trong những điều kiện không thuận lợi. Cũng chính những trò chơi dân gian này làm nên những bản sắc đặc trưng và khu biệt của mỗi cộng đồng.
Việc khôi phục lại các lễ hội truyền thống, trong đó có các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, đấu vật, đua voi, đua bò, đua ghe… được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, các phong trào tổ chức ngày hội văn hóa thể thao diễn ra sôi nổi cũng góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn các trò chơi dân gian. Nhưng cần thiết hơn nữa là việc tổ chức thường xuyên tạo thành nếp sinh hoạt của người dân. Để mọi người có thể tham gia cùng nhau thi tài, cũng là cơ hội truyền dạy cho thế hệ trẻ cũng như gìn giữ được nét văn hóa tốt đẹp trong đời sống.
Các trò chơi văn hóa dân gian các dân tộc như: nu na nu nống, thả đỉa ba ba, trồng nụ, bịt mắt bắt dê, chơi u, chắt chuyền, ô ăn quan… kèm theo các câu đồng dao khuyến khích sự khéo léo, vui đùa tập thể. Ngoài ra còn có các trò như: đánh khăng, trốn tìm, cướp cờ, ống phóc, nhảy dây… thể hiện sự khéo léo, tính tập thể. Lớn dần lên theo lứa tuổi lại có các trò chơi có tính chuyên môn hơn như: bắn nỏ, đẩy gậy, đi cà kheo, thi bơi, vật, ném còn… Các trò dân gian có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt, góp phần giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh, dẻo dai, khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người ngày càng phát triển toàn diện về trí, đức, thẩm, mỹ.
Tuy nhiên trong đời sống hiện nay, khi quá trình hội nhập và phát triển, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa và sự ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp của nhiều trào lưu văn hóa mới, cùng với sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã dẫn tới những sự đổi thay mang tính tiêu cực của các trò chơi dân gian của các dân tộc. Đặc biệt, giá trị của các trò chơi đang có nguy cơ mai một, biến mất hay biến tướng một cách bất thường và nhanh chóng. Thay thế vào đó là các trò chơi mới được du nhập không phù hợp với văn hóa, thể chất của con người Việt Nam. Chính vì thế mấy năm trở lại đây, ở một số địa phương việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của các trò chơi văn hóa dân gian đã được quan tâm, chú trọng.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc nói chung, trò chơi dân gian nói riêng cần được xác định là nhiệm vụ quan trọng của mọi cấp, ngành và toàn thể xã hội. Thông qua các trò chơi có thể nâng cao thể chất, ý chí phấn đấu của con người; giáo dục ý thức cộng đồng, bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ. Đồng thời, từng bước nâng tầm các trò chơi dân gian các dân tộc thiểu số trở thành các môn thể thao đại chúng trong khu vực và toàn quốc.
Bùi Hữu Cường
Trên đây là Giáo án Chúng ta có thể đọc nhanh hơn. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: