Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2 hay nhất

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2 nhằm giúp đánh giá chất lượng của học sinh cuối năm. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em một số đề tham khảo.

Ma trận Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2
TT
năng
Mức độ nhận thức
Tổng
% Tổng
điểm
 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Tỉ lệ

(%)

Thời gian

(phút)

Số

 câu hỏi

Thời gian

(phút)

1
Đọc hiểu
10101050000031520
2
Viết đoạn văn cảm thụ văn học
10101055555012530
3
Viết bài tập làm văn
201010101520510015050
Tổng
40303020202510150590100
Tỉ lệ %
40302010100
Tỉ lệ chung
7030100
Bảng đặc tả Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2
TT
Nội dung kiến thức/Kĩ năng
Đơn vị
kiến thức/kĩ năng
Mức độ kiến thức, kĩ năng
cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ
nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
 
1
Đọc hiểu
–  Kiến thức về văn bản/ đoạn trích thuộc:

+ Tục ngữ (về thiên nhiên và lao động sản xuất; về con người và xã hội)

+ Văn bản nghị luận (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; Đức tính giản dị của Bác Hồ)

(Ngữ liệu  trong SGK Ngữ văn lớp 7 Tập II)

* Nhận biết: Chỉ ra các đơn vị kiến thức trong một đoạn ngữ liệu cụ thể như:

– Nhận diện được tên tác giả, tác phẩm, đoạn trích,…

– Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể loại.

– Phát hiện được các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh trong ngữ liệu.

– Nhận diện được kiểu câu rút gọn, câu đặc biệt, biện pháp tu từ liệt kê, trạng ngữ.

* Thông hiểu:

– Hiểu nghĩa của từ/câu trong ngữ liệu.

– Hiểu về nội dung và nghệ thuật của chi tiết, hình ảnh,…trong đoạn ngữ liệu.

– Hiểu được tác dụng của câu rút gọn, câu đặc biệt, liệt kê và việc thêm trạng ngữ trong câu.

02010003
2.
Làm văn

(1). Viết đoạn văn

(khoảng 5 – 7 câu)

Làm văn

Viết đoạn văn nêu bài học rút ra từ một câu tục ngữ hoặc một đoạn trích văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn 7 Tập II

– Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

– Tục ngữ về con người và xã hội

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

– Đức tính giản dị của Bác Hồ

 

* Nhận biết

– Xác định được cấu trúc đoạn văn.

– Nhận diện được những kiến thức về tác phẩm, tác giả, nội dung, nghệ thuật, những bài học của các văn bản.

* Thông hiểu

– Hiểu được  nghệ thuật và nội dung của từ ngữ, chi tiết, hình ảnh trong một văn bản/ đoạn trích.

– Nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật, tác giả trong văn bản/ đoạn trích.

* Vận dụng

 Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác cần thiết, các kiến thức về văn bản để tạo lập đoạn văn.

1

 

 

1

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2 (Đề 1)

Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm).
           Cho đoạn văn sau:

Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình.

Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
      (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 25)

Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của đoạn văn trên là ai?
Câu 2 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn?
Câu 3 (1,0 điểm) Cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn văn?

Phần II. Làm văn (8,0 điểm).

Câu 1 (3,0 điểm).

Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu nêu cảm nhận của em về lối sống giản dị của Bác Hồ trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” .

Câu 2 (5,0 điểm).

Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

———–Hết————

Đáp án Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2
I. Hướng dẫn chung

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa.

Điểm toàn bài được lấy đến số thập phân thứ nhất sau khi đã làm tròn số. (Ví dụ: 6,25 làm tròn thành 6,3; 6,75 làm tròn thành 6,8).

II. Hướng dẫn chấm cụ thể
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Phần I. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Câu 1
(0,5 điểm)
– Đoạn văn trên được trích từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
0,25
– Tác giả là Hồ Chí Minh.
0,25
Câu 2
(0,5 điểm)
– Biện pháp tu từ được sử dụng: Liệt kê.
0,5
Câu 3
(1,0  điểm)
– Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả đầy đủ và sâu sắc hơn tinh thần yêu nước qua nhiều phương diện, qua các thời kì, không phân biệt giới tính, tầng lớp, độ tuổi, vị trí địa lí… Qua đó nhấn mạnh và khẳng định tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc.
1,0
Phần II. Làm văn (8,0 điểm)
Câu 1

(3,0 điểm)

– Hình thức:
+ HS viết đúng cấu trúc đoạn văn, đủ số câu theo quy định.
0,25
+ Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu mạch lạc, liên kết hợp lý.0,25
– Nội dung: Đoạn văn của HS đảm bảo được một số nội dung cơ bản sau:
+ Bác Hồ là một trong những biểu tượng về lối sống giản dị mà thanh bạch. Lối sống giản dị được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong công việc.0,5
+  Đối với việc ăn uống, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.0,5
+ Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ.0,5
+ Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình.0,5
+ Cách sống giản dị của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi người dân hãy cố gắng học tập và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
0,5
Câu 2

(5,0 điểm)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Yêu cầu chung:

–    – HS viết đúng kiểu bài nghị luận giải thích về một câu nói, đảm bảo cấu trúc của bài viết theo đúng quy định.

– Biết chọn lọc và sử dụng từ ngữ một cách chính xác, không mắc lỗi chính tả. Diễn đạt mạch lạc, logic, có tính liên kết.

 

0,25

 

 

0,25

2. Yêu cầu cụ thể: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận.
0,5
b. Thân bài: Đưa ra các luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để giải thích được vấn đề.
* Giải thích ý nghĩa lời khuyên: “Học, học nữa, học mãi”:
– Học: là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của người khác để phát triển trình độ của bản thân.0,5
– Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được.0,25
– Học mãi: học không ngừng, học suốt đời.0,25
– Ý nghĩa của cả câu nói: là người muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi… Đó là bổn phận của mỗi cá nhân, của gia đình và xã hội đối với việc học.0,5
* Tại sao ta cần phải “Học, học nữa, học mãi”?
– Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội.0,25
– Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.0,25
– Tri thức nhân loại là vô hạn, tri thức con người là nhỏ bé nên cần học để nâng cao giá trị bản thân.0,25
– Học sinh cần phải cố gắng học để làm chủ nhân tương lai của đất nước.0,25
* Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả?
– Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập.0,25
– Học để hiểu biết, học để có một nghề nuôi sống bản thân, học để rèn luyện kĩ năng lao động, học để bước vào cuộc sống vững vàng hơn.0,25
– Ta phải học tập trong sách vở, nhà trường, trong thực tế cuộc sống. Học bao gồm học văn hóa, kinh nghiệm,…trong cuộc sống.0,25
–  Học phải đi đôi với thực hành.0,25
c. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị của vấn đề nghị luận. Mở rộng, nâng cao vấn đề.
– Liên hệ bản thân.
0,25

0,25

Ma trận Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2
Cấp độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Đọc- hiểu văn bản:

-Ngữ liệu: văn bản trong hoặc ngoài chương trình phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh.

-Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh tương đương với văn bản được học trong chương trình.

– Nhận biết các thông tin về tác phẩm, tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt…– Hiểu ý nghĩa của các văn bản.

– Lí giải được ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật trong đoạn trích/tác phẩm

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

Tiếng Việt

Thêm trạng ngữ cho câu

Nhận biết trạng ngữThuộc kiểu trạng ngữ gì .
Số câu: 1/2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1/2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

2.Tạo lập văn bản:

Tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

-Cảm nhận ý nghĩa của một số chi tiết, hình ảnh đặc sắc.

-Bài học bản thân.

Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận chứng minh.Từ bài viết, biết liên hệ tốt đến bản thân và đời sống
Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 4,0

Tỉ lệ:5%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ:10%

Số câu: 4

Số điểm: 6,0

Tỉ lệ: 60%

Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ….%
Số câu: 1

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ: 30%

Số câu: 2

Số điểm: 4.5

Tỉ lệ: 45%

Số câu: 1

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 6

Số điểm: 10.0

Tỉ lệ: 100%

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2 (Đề 2)

A. ĐỀ BÀI (LỚP ĐẠI TRÀ)
PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.
Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.

Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…’’.

(Theo Thu Hạnh/TTXVN)

Câu 1Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình (Ngữ văn 7 tập 2- NXB GD). (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm)

Câu 3Nêu nội dung văn bản trên? (0,5điểm)

Câu 4: Từ nội dung văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân. (1,0 điểm)

PHẦNTẬP LÀM VĂN (3 điểm)

Câu 1: Hãy viết 1 đoạn văn ( từ 10 – 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị cuả Bác Hồ. (2,0 điểm).

Câu 2: Chứng minh nhân dân VN từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Uống nước nh nguồn ’’. (5,0 điểm).

Đáp án Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
PHẦN ĐỌC- HIỂU
Câu 1
– Phương thức biểu đạt : Nghị luận
– Gợi nhớ đến tác phẩm “Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng.
0,5.đ
0,5 đ
Câu 2
– Trạng ngữ có trong câu in đậm là: “Lúc ở chiến khu”.
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
– Nội dung văn bản : Sự giản dị, thanh bạch của Bác không thay đổi, ăn vẫn đạm bạc, gọn gàng, mặc giản dị áo ka ki, dép cao su, đôi giày vải. Sinh hoạt của Người cũng hết sức giản dị, sống hòa đồng cùng mọi người.1,0 đ
Câu 4
– Học tập đức tính giản dị của Bác, không lãng phí, không xa hoa.

– Kính trọng thương yêu Bác người hi sinh cả cuộc đời cho đất nước, vì cuộc sống ấm no của dân tộc.

1,0 đ
PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 1: (2 điểm)

– Hình thức: Đoạn văn đảm bảo dung lượng từ 8-10 câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, (0,5đ)
– Nội dung:  (1,25đ)
– Suy nghĩ của bản thân về đức tính giản dị của Bác Hồ:
+ Bác giản dị trong đ. sống, trong công việc, trong quan hệ với mọi người. (Nêu d.chứng cụ thể).
+ Bác giản dị trong lời nói và bài viết
+ Giản dị về vật chất hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tạo nên một lối sống văn minh.
+ Liên hệ: Kính trọng Bác. Cần học tập đức tính giản dị của Bác.
GV lưu ý khuyến khích những đoạn văn có sự sáng tạo.(0,25đ)

Câu 2: (5 điểm)

a.Yêu cầu chung:

– Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
– Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận.
– Dẫn chứng phong phú, xác thực, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.

b.Yêu cầu cụ thể:
Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ cần giải thích.
0,5 đ
Thân bài
a. Giải thích:

– Nghĩa đen:
+Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: khi ăn quả, phải nhớ đến công lao trồng cấy, chăm sóc, vun vén của người trồng
+Uống nước nhớ nguồn: khi uống nước, phải nhớ đến nguồn gốc, nơi xuất phát, tạo ra nguồn nước đó
– Nghĩa bóng: con người cần phải có lòng biết ơn khi được nhận, được hưởng thành quả do người khác tạo ra

b. Bàn luận:

– Lòng biết ơn là gì?
+Luôn quý trọng, nâng niu, gìn giữ những điều mình được cho, được nhận
+Biết kính trọng, cảm ơn, nhớ đến những người, những thế hệ đã hi sinh, lao động vất vả để tạo ra thành quả mình được đón nhận

– Tại sao cần phải biết ơn?
+ Những gì ta được nhận không tự nhiên có được, mà do người khác tạo nên
+ Để tạo ra thành quả (dù lớn hay nhỏ) cho chúng ta được đón nhận, người ta đã phải làm việc, hi sinh, suy nghĩ vất vả nên cần phải quý trọng, biết ơn

– Biểu hiện của lòng biết ơn:

+Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc
+Tập tục thờ cúng tổ tiên cùng các ngày lễ tôn vinh những người có công lao với đất nước
+Sáng tác thơ, ca nhạc, họa để ca ngợi những tấm gương lớn…

– Ý nghĩa, giá trị của lòng biết ơn?

+ Giúp người trao đi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, giúp thấy được giá trị to lớn của việc trao đi
+ Giúp mối quan hệ giữa mọi người trở nên gần gũi, thân thiết hơn
+ Giúp lan tỏa một truyền thống tốt đẹp trong xã hội, gắn kết mọi người lại với nhau

c. Liên hệ bản thân

– Bản thân em đã làm được gì để thể hiện lòng biết ơn với những gì mình nhận được?
– Em đã làm những gì để lan tỏa đến mọi người xung quanh những điều mà mình có, mình nhận được.

0,5 đ

1,0 đ

 

1,0 đ

 

 

 

 

 

1,0 đ

 

 

 

 

 

 

 

0,5 đ

Kết bài
Suy nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ.
– Rút ra bài học cho bản thân mình.
0,5 đ

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2 (Đề 3)

B. ĐỀ BÀI (LỚP CHỌN)
PHẦN ĐỌC- HIỂU (3 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người. Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…

Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.

Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.
Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…’’.

(Theo Thu Hạnh/TTXVN)

Câu 1Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Đoạn trích nhắc đến đức tính giản dị của Bác Hồ ở các phương diện nào? (0,5 điểm)

Câu 2: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm)

Câu 3Sự giản dị của Bác được thể hiện trong hoàn cảnh nào? Nêu nhận xét của em. (0,5điểm).
Câu 4: Từ nội dung văn bản trên và qua các câu chuyện về Bác, em có thể học tập được gì ở tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh? (nêu ít nhất hai bài học). (1,0 điểm)

PHẦN TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 20 – 25 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đức tính giản dị. (2,0 điểm).

Câu 2: Chứng minh rằng tên quan phụ mẫu trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một kẻ lòng lang dạ thú. (5,0 điểm).

Đáp án Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
PHẦN ĐỌC- HIỂU
Câu 1
– Phương thức biểu đạt : Nghị luận
– Giản dị trong lối ăn, mặc, ở của Người.
0,5.đ
0,5 đ
Câu 2
– Trạng ngữ có trong câu in đậm là: “Sau khi xong bữa”.
– Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
0,5 đ
0,5 đ
Câu 3
– Bác giản dị khi về quê, khi ở chiến khu và cả khi đã làm Chủ tịch nước, về ở Hà Nội.
– Nhận xét: Bác giản dị ở mọi lúc, mọi nơi.
1,0 đ
Câu 4
– Học tập đức tính giản dị của Bác, không lãng phí, không xa hoa.
– Học tập Bác ở sự hi sinh cả cuộc đời cho đất nước, vì cuộc sống ấm no của dân tộc.
– Học tập Bác ở lối sống gần gũi, tình yêu và sự hòa hợp với thiên nhiên.
– Học tập ở Bác tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường trong mọi hoàn cảnh.
1,0 đ
 PHẦN TẬP LÀM VĂN
Câu 1: ( 1 điểm)

– Hình thức: Đoạn văn đảm bảo dung lượng từ 20-25 câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, (0,5đ)
– Nội dung:  (1,5đ)

Câu 1: (2 điểm)

– Hình thức: Đoạn văn đảm bảo dung lượng từ 8-10 câu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy, (0,5đ)
– Nội dung:  (1,5đ)

1. Mở đoạn (0.25)

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đức tính giản dị. (Một trong những đức tính quý báu của con người chính là đức tính giản dị).
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân đoạn (1.0)
a. Giải thích

Đức tính giản dị là khiêm tốn, không khoa trương của cải vật chất, luôn chan hòa, hòa đồng với mọi người xung quanh, không tự cao tự đại về những thứ bản thân mình có được hoặc sở hữu.

b. Phân tích

Giản dị là một đức tính tốt đẹp của con người, nó thường đi đôi với khiêm tốn, giản dị để hòa nhập cùng mọi người, không phân biệt giàu nghèo sẽ khiến cho xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chúng ta có lối sống giản dị, chúng ta sẽ tiết kiệm được những khoản chi tiêu không đáng có từ đó hạn chế được sự lãng phí của cải, vật chất góp phần làm cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.

Người sống giản dị sẽ được mọi người yêu thương, quý mến, kính trọng và là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
Gợi ý: chủ tịch Hồ Chí Minh cả đời sống và làm việc vô cùng giản dị,…

d. Phản biện

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính khoa trương, hay khoe mẽ của cải vật chất, ưa xa hoa, những thứ hào nhoáng bên ngoài mà làm mất đi những giá trị của bản thân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết đoạn (0.25)

Khái quát lại vấn đề nghị luận: đức tính giản dị, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
(GV lưu ý khuyến khích những đoạn văn có sự sáng tạo)

Câu 2: (5 điểm)
a.Yêu cầu chung:

– Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
– Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn nghị luận.
– Dẫn chứng phong phú, xác thực, lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
– Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.

b.Yêu cầu cụ thể:
Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

+ Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút truyện ngắn hiện đại tiêu biểu đầu tiên của nền văn học Việt Nam…
+ Tác phẩm “Sống chết mặc bay” được xem như là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

– Dẫn lời nhận xét về quan phụ mẫu trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”- nhân vật tên quan phụ mẫu đó được xây dựng là nhân vật chính, trung tâm của tác phẩm, đó là kẻ lòng lang dạ thú.

0,5 đ
Thân bài
Giải thích thành ngữ: lòng lang dạ thú:

“Lòng lang dạ sói” (dạ thú) là câu thành ngữ đựơc sử dụng theo lối ẩn dụ để nói về những kẻ độc ác, “lòng” , “dạ” hệt loài cầm thú “lang”, “sói”. Người ta thường chỉ dùng thành ngữ này để nói về những kẻ trộm cắp, những kẻ vô giáo dục, ngoài thềm xã hội.

– Đối tượng mà câu thành ngữ này hướng đến trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” lại là vị “quan phụ mẫu” – là cha mẹ của muôn thảo dân. Nhà văn Phạm Duy Tốn đó gọi hắn là lòng lang dạ thú, nghĩa là mất hết tính người, tàn ác và bất nhân.

— Chứng minh:
* Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn « Sống chết mặc bay » là một viên quan vô trách nhiệm:

– Đê sắp vỡ. Cảnh ngoài đê vô cùng nguy ngập. Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân….

– Quan không đốc thúc hộ đê mà “cùng với đám nha lại vui cuộc tổ tôm ở trong đình”….

– Đi hộ đê mà quan “uy nghi chễm chện ngồi”, trong đình đèn thắp sáp choang, kẻ hầu người hạ, đồ dùng sang trọng“ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…”, ăn của ngon vật lạ “yến hấp đường phèn…”

* Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn « Sống chết mặc bay » là một viên quan hống hách:

– Bắt bọn người nhà, lính hầu quan, đứa thì gãi, đứa thì quạt, đứa thì chực hầu điếu đóm…

– Bắt bọn tay chân hầu bài “không ai dám to tiếng”.

– Khi có người bẩm báo việc đê, quan gắt, quát, sai lính đuổi đi.

– Nghe tin đê vỡ, đoạ cách cổ, bỏ tù…

* Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn « Sống chết mặc bay »  mải mê bài bạc, bỏ mặc đê vì làm cho dân chúng khổ:

– Cuộc chơi bài tổ tôm của quan diễn ra rất trang nghiêm, nhàn nhã trong khi quan đang đi hộ đê.

– Quan đang đi hộ đê, mà đê thì sắp vỡ, việc mà tâm trí của quan dồn cả vào là ván bài tổ tôm “Ngài mà còn dở ván bài hoặc chưa hết hội thì dẫu trời long đất lở, đê vì dân trôi ngài cũng thây kệ”.

– Mưa mỗi lúc một tăng, nguy cơ đê vì mỗi lúc một đến gần “mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít” quan vẫn coi như không biết gì, vẫn thản nhiên ung dung đánh bài “đê vỡ mặc kệ, nước sông dù nguy không bằng nước bài cao thấp”,“Mặc! Dân, chẳng dân thời chớ…”

– Có người bẩm “có khi đê vỡ”, quan gắt: “Mặc kệ!”.Quan ù thông, xơi yến, mắt trông dĩa nọc….

– Mọi người đều giật nảy mình khi nghe tiếng kêu trời dậy đất ngoài xa, chỉ quan là vẫn điềm nhiên.

– Có tin đê vỡ, quan vẫn thờ ơ, quát nạt bọn chân tay rồi lại tiếp tục đánh bài cho đến lúc “Ù! Thông tôm, chi chi nảy…”

– Khi quan ù ván bài to với niềm vui sướng cực độ  thì“khắp mọi nơi miền đú, nước tràn lênh láng , xóay thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”. …

=> Tác giả đó sử dụng thủ pháp tăng cấp, đối lập tương phản để vạch trần thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, thãi hống hách của tên quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê, bộc lộ niềm xót xa, thương cảm trước cảnh muôn sầu nghìn thảm của nhân dân…

=>  Viên quan phụ mẫu trong truyện ngắn «Sống chết mặc bay » của nhà văn Phạm Duy Tốn là một viên quan vừa vô trách nhiệm, vừa hống hách chỉ ham mê cờ bạc, bỏ mặc đê vì làm cho dân chúng muôn sầu nghìn thảm”.
0,5 đ

1,0 đ

1,0 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 đ

Kết bài
– Khẳng định ý kiến đưa ra ở đề bài là đúng đắn.
– Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú, đáng bị lên án.
0,5 đ

Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2 (Đề 4)

Phần I: (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Vừa lúc đó thì tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn. Lại có tiếng ào ào như thác chảy xiết; rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phía.
Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi, Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm …quan lớn…đê vỡ mất rồi!

Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:

– Đê vỡ rồi!… Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?… Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
– Dạ, bẩm…
– Đuổi cổ nó ra!

Ngài quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:
– Thầy bốc quân gì thế?

(Ngữ văn 7 – tập hai – NXB Giáo dục)

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của tác phẩm có chứa đoạn trích trên?
3. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong câu văn: “Bẩm …quan lớn…đê vỡ mất rồi!”.

4. Trước việc người dân vào báo đê vỡ, quan phụ mẫu đã có hành động gì? Qua đó em thấy quan phụ mẫu là một nhân vật như thế nào?
5. Dựa vào tác phẩm có đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận về nhân vật quan phụ mẫu được nhắc đến ở đoạn văn trên.

Phần II: (4.0 điểm)

Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
—————Hết————

Phần/ Câu
Yêu cầu
Điểm
Phần I: 6.0 điểm
Câu 1

(1.0 đ)

– Văn bản “Sống chết mặc bay”
– Tác giả: Phạm Duy Tốn
0.5
0.5
Câu 2

(0.5 đ)

– Phương thức biểu đạt chính: Tự sự0.5
Câu 3

(0.5 đ)

 – Dấu chấm lửng dùng đánh dấu lời nói ngập ngừng, ngắt quãng của nhân vật0.5
Câu 4

(1.0 đ)

 – Hành động của viên quan phụ mẫu: quát, mắng, đe dọa, đuổi cổ người dân vào báo
– Nhận xét:
+ Là một kẻ thờ ơ vô trách nhiệm, mải mê bài bạc.
+ Là một kẻ vô nhân tính, lòng lang dạ thú…
0.5

0.25

0.25

Câu 5

(3.0 đ)

  – Hình thức:

+ Là 1 đoạn văn, đủ số câu
+ Gạch chân và chú thích câu văn có dùng dấu câu
+ Gọi tên chính xác loại dấu câu

 0.5

0.25
0.25

 – Nội dung cần đạt các ý:

+ Nhân vật quan phụ mẫu trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là một kẻ vô lương tâm, vô trách nhiệm.
+ Làm sáng tỏ được cảm nhận về nhân vật quan phụ mẫu.
+ Hắn là đại diện tiêu biểu của bọn quan lại thối nát đương thời.

 

( 2.0)
Phần II: 4.0 điểm
 
a. Về hình thức:

Bài làm của HS đạt các yêu cầu cơ bản sau:
–  Bài viết đủ 3 phần: mở – thân – kết
–  Các phần các đoạn có sự liên kết
–  Trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ràng, tránh sai sót về chính tả, dùng từ, diễn đạt
–  Diễn đạt trôi chảy không mắc các lỗi thông thường như dùng từ, đặt câu, sai chính tả…

1.0
b. Về nội dung: 3.0
I. Mở bài:

– Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh
– Nêu được vấn đề nghị luận

 

 

0.5

II. Thân bài

1. Chứng minh: Vấn đề nghị luận hoàn toàn đúng
–  Vai trò của rừng về mặt kinh tế
+ Rừng mang lại nhiều loại gỗ quý hiếm.
+ Rừng tạo ra một hệ sinh thái riêng, các loại động thực vật sinh sống và tạo ra cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mang nguồn thu nhập đáng kể.

– Vai trò của rừng về mặt an ninh, quốc phòng.

+Rừng giúp che chở bảo vệ bộ đội trong thời kì chiến tranh.
+Rừng còn là ngôi nhà chung nhiều loại động vật, thực vật khác nhau giữa chúng có mối quan hệt mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
+Rừng giúp giữ đất bảo vệ con người khỏi thiên tai như lũ quét, sạt lở, bão…

– Vai trò của rừng trong việc điều hòa không khí: Rừng còn có công dụng quan trọng trong điều hòa bầu không khí tạo ra môi trường xung quanh trở nên trong lành và thoải mái.

(Lấy dẫn chứng minh họa)
1.5
2. Bàn luận mở rộng:

– Hậu quả nếu chặt phá rừng
+ Bầu không khí bị ô nhiễm, thiên nhiên thay đổi có nhiều thiên tai xảy ra như hạn hán, lũ lụt…
+ Đất đai dễ xói mòn, lũ quét, sạt lở đất….
+ Một số hành vi, việc làm tổn hại đến rừng

0.5
III. Kết bài

Tổng kết vai trò của rừng với thiên nhiên muôn loài và con người.

Trách nhiệm cá nhân, cộng đồng nhằm bảo vệ rừng không chỉ là nâng cao ý thức mà còn là hành động nhằm giữ gìn lá phổi xanh của nhân loại.

0.5

Lưu ý:

  • Thí sinh có cách diễn đạt khác mà đảm bảo đủ ý thì vẫn cho điểm.
  • Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần, lẻ đến 0,25; không làm tròn số

Trên đây là Đề kiểm tra Ngữ văn 7 học kì 2. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*