Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Bài viết cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo.

Đề 1

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Mức độ/

Chủ đề

NHẬN BIẾTTHÔNG HIỂUVẬN DỤNG 

CỘNG

    THẤP
CAO
Văn bản
1. Trong lòng mẹ
2.À ơi tay mẹ.
3. Về thăm mẹ
Nhận diện được thể loại, phương thức biểu đạt.Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tác giả.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ:  5

Số câu :1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ : 25

Tiếng Việt
Thành ngữ, từ mượn, điệp ngữ, nhân hóa.
Nhận diện kiến thức tiếng Việt về biện pháp điệp ngữ, nhân hóaHiểu được tác dụng của thành ngữ, từ mượn, điệp ngữ nhân hóa.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ:15

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10

Số câu: 2

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25

Tập làm văn
Văn tự sự
Viết một bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thân.
Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

.Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 1

Số điểm: 5d

Tỉ lệ: 50%

T.Số câu
T.Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 2

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10

Số câu :1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50

Số câu: 5

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

PHẦN I:  ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Biện pháp tu từ nhân hóa được tác giả sử dụng trong câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Cái nón ấy khi xưa mẹ đội ra đồng làm mọi công việc của một nhà nông (nón mê xưa đứng), nay đã sờn cũ, hỏng vành vẫn được mẹ dùng để đậy chum tương, cái chum thấp, dáng khum khum, được đội chiếc nón lên trên, trong buổi trời òa mưa rơi nhìn như dáng người ngồi (nay ngồi dầm mưa).

Hành động “đứng”, “ngồi dầm mưa” trong phép nhân hóa đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ. Nhờ cách diễn đạt này, tác giả đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó với mẹ và mái nhà của mẹ.

                                   (Theo Sách giáo viên Ngữ văn 6, Tập I – Cánh Diều)

Câu 1 ( 0.5)  Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2 (1.5 điểm)  Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật nào.? Có tác dụng gì?
Câu 3 ( 1.0 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn trích.

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 7,0 điểm)              

Câu 1: (2,0 điểm):

Viết đoạn văn (Khoảng 5- 7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng,  trong đó có sử dụng thành ngữ.

Câu 2 (5,0 điểm):

Kể về một kỉ niệm của bản thân .
                                                  ————————————– Hết ———————————-

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Phần I:  Đọc – hiểu (3.0 điểm)
Câu 1
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích: Nghị luận0.5
Câu 2
– Để làm rõ cái hay của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”, tác giả đã tập trung phân tích biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa
– Tác dụng: đã khiến cho hình ảnh chiếc nón mê không chỉ trở nên chân thực, sinh động, mà còn như hiện ra bóng dáng lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, tảo tần suốt bốn mùa mưa nắng của mẹ.
0.5
1.0
Câu 3
Xác định nội dung chính của đoạn trích: Phân tích vẻ đẹp của câu thơ “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”(Trích bài thơ À ơi tay mẹ – Bình Nguyên)1.0
Phần II ( 7.0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
 

1.
( 2 điểm)
HS viết đoạn đảm bảo theo chuẩn kiế thức kĩ năng sau:

a. Kĩ năng:

– Hình thức đoạn văn.
– PTBĐ chính: Biểu cảm
– Đảm bảo từ 5-7 câu, đánh số câu.
– Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

b. Kiến thức:

* Mở đoạn (C1): Giới thiệu và nêu cảm nhận khái quát về nhà văn Nguyên Hồng.
* Thân đoạn (C2-C6): Trình bày cảm nhận về tác giả Nguyên Hồng trên cơ sở nội dung các văn bản đã học.
+ Nguyên Hồng là người có tính nhạy cảm.
+ Lí do Nguyên Hồng có tính nhạy cảm.
+ Hoàn cảnh sống lam lũ của Nguyên Hồng -> tình thương yêu, cảm thông của Nguyên Hồng với người lao động tạo nên “chất dân nghèo, chất lao động” rất riêng trong phong cách sống và sáng tác của ông.

* Kết đoạn: Khẳng định tình cảm của mình với nhà văn Nguyên Hồng.
– Sử dụng một thành ngữ, gạch chân.

2,0

 

0.5

 

 

 

1.5

2
( 5 điểm)
2. 1.Yêu cầu chung

– Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để kể lại truyện.
–  Đảm bảo thể thức văn bản, tính liên kết, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
– Sử dụng ngôi kể thứ ba để kể chuyện.

 
2.2. Yêu cầu cụ thể

a, Đảm bảo về hình thức của bài văn tự sự. – Hình thức: đảm bảo 1 bài văn, viết đúng thể loại tự sự. Bài văn đảm bảo 3 phần, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc; dùng từ, đặt câu tốt; đảm bảo sự liên kết…

0,5
 b. Xác định đúng vấn đề –  Kể lại được các sự việc trong truyện theo thể loại Hồi kí hoặc Du kí)
 
c. Yêu cầu về nội dung: 4,0 đ

Mở bài: – Dẫn dắt, giới thiệu kỉ niệm: kỉ niệm gì? gắn liền với ai? ở đâu?
– Nêu ấn tượng chung về kỉ niệm: nhớ mãi, không quên, …

0,5
 
* Thân bài: Kể chi tiết kỉ niệm.

– Giới thiệu thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.
– Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc, chú ý các sự kiện, hành động, ngôn ngữ,…đặc sắc, đáng nhớ.
– Cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm về kỉ niệm, điều đặc biệt khiến em nhớ hay vui, buồn, xúc động (đan xem trong khi kể).

3,0
 
* Kết bài:

– Cảm nghĩ hoặc bài học rút ra từ kỉ niệm.
– Mong ước từ kỉ niệm.

0,5
 
*Sáng tạo

– Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); lời văn giàu cảm xúc; có những suy nghĩ sâu sắc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt,

– Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo thể hiện được một số suy nghĩ riêng  nhưng chưa sâu sắc.

– Điểm 0: Không đảm bảo các ý trên.

0,5

Đề 2

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Cấp độ/chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản
Câu 1

(0,25đ)

Câu4

(0,25)

Nêu ý kiến cá nhân về 1 vấn đề (1,0 đ)1,5đ
Câu 2
(0,25đ)
0,5 đ
Câu 3
(0,25đ)
Câu 8
(0,25đ)
0,5đ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3câu
0,75 đ
7,5%
2 câu
|0,5 đ
5%
1 câu
1,0 đ
10%
Tiếng Việt
Câu 5

(0,25đ)

1,25đ
 Câu 6 (0,25 đ)
 Câu 7

(0,25đ)

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3 câu

0,75 đ

7,5%

TLV
Viết đoạn phân tích td của BPTT

(3,0 đ)

1,0đ
Viết bài kể một trải nghiệm

(4,0đ)

6,0đ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1câu

3,0 đ

30%

1 câu

4,0 đ

40%

TỔNG
3 câu

0,75đ

7,5%

5 câu

1,25 đ

12,5%

2câu

4,0đ

40%

1 câu

4,0đ

40%

13 câu

10đ

100%

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi
Nhà em vẫn tiếng ạ ời
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.                                              

                                     (Trần Quốc Minh)
Bài 1: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
  Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn
B. Lục bát
C. Song thất lục bát
D. Tự do

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

Câu 3: Những âm thanh nào được tác giả nhắc tới trong bài thơ?

A. Tiếng ve, tiếng nhạc, tiếng hát.
B. Tiếng ve, tiếng võng, tiếng ru à ời
C. Tiếng gió, tiếng ve, tiếng võng …
D. Tiếng quạt, tiếng võng, tiếng ve …

Câu 4: Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ trên?

A. Thời tiết nắng nóng khiến cho những chú ve cũng cảm thấy mệt mỏi.
B. Nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho con
C. Bạn nhỏ biết làm những việc vừa sức để giúp mẹ.
D. Bài thơ nói về việc mẹ hát ru và quạt cho con ngủ.

Câu 5: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ: Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con?

A. Ân dụ, nhân hóa
B. So sánh, điệp ngữ.
C. So sánh, nhân hóa
D. Ẩn dụ, điệp ngữ.

Câu 6: Dãy từ nào sau đây là từ ghép?

A. Con ve, tiếng võng, ngọn gió, lời ru
B. Con ve, nắng oi, ạ ời, ngoài kia, gió về.
C. Con ve, tiếng võng, lặng rồi, ạ ời …
D. Con ve, bàn tay, ạ ời, kẽo cà.

Câu 7: Theo em từ “giấc tròn” trong bài thơ có nghĩa là gì?

A. Con ngủ ngon giấc
B. Con ngủ mơ thấy trái đất tròn
C. Không chỉ là giấc ngủ mà còn là cả cuộc đời con.
D. Giấc ngủ của con rất tròn đầy.

Câu 8: Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?

A. Nỗi nhớ thương người mẹ hiền đã mất.
B. Lòng biết ơn, trân trọng với người mẹ tảo tần lam lũ.
C. Tình yêu thương của người con (nhân vật trữ tình) với mẹ.
D. Cả 3 đáp án trên.

Bài 2: Tự luận (4,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc bài thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) ta thấy lời ru của mẹ đã tưới mát tâm hồn của con. Nhưng ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta có thể dùng nôi điện, smartphone, mở đĩa ghi âm bài hát ru cho trẻ. Việc làm này sẽ thay thế cho lời ru của mẹ. Em có đồng ý với quan điểm đó không? Vì sao?
Câu 2: (2,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau bằng một đoạn văn khoảng 5-7 câu. Trong đonạ văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh (gạch chân và chú thích rõ).
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Bài thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) gợi cho ta nhớ tới những vất vả cực nhọc và tình yêu thương của mẹ dành cho chúng ta. Em hãy chia sẻ một kỉ niệm sấu sắc nhất của mình với mẹ bằng một bài văn.

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Câu
Nội dung kiến thức
Điểm
Phần ICâu 1: Trắc nghiệm2điểm
 
Câu12345678
Đ/ABCBBCACD
Mỗi câu đúng 0,25 điểm

 

Tự luận
8,0 điểm
Câu 1

 

 

 

HS bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm trên
Nếu đồng ý. HS phải lí giải được:
+ Tầm quan trọng của công nghệ thay thế con người, phục vụ cuộc sống. Việc ru con cũng vậy.
+ Nhiều ngươi mẹ phải đi làm việc khi con còn bé, nên không thể trực tiếp ru con…

Nếu không đồng ý. HS phải lí giải được”

+ Không có một thiết bị nào có thể thay thế được lời ru của mẹ vì mẹ ru con là truyền cho con hơi ấm, tình thương, ước mơ, khát vọng của mẹ cho con.
+ Lời ru trở thành dòng sữa tinh thần để con khôn lớn, lời ru bồi đắp tâm hồn con.
+ Lời ru kết gắn tình mẹ con, giúp con cảm nhận được sự chở che, yêu thương của mẹ.

0,5 điểm (Nêu được quan điểm của mình)

 

 

 

 

0,5 điểm (lý giải được vì sao)

Câu 2
Yêu cầu

*Hình thức:
+ Đúng đoạn văn
+ Dung lượng 5- 7 câu
+ Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả…
+ KTTV: BPTT so sánh (gạch chân và chú thích)- gạch chân không chú thích trừ 0,25đ và ngược lại.

0,5điểm

 

0,5 điểm

*Nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý:

+ Ẩn dụ: “giấc tròn”: Cách nói ẩn dụ “giấc tròn” không phải chỉ là giấc ngủ của con mà mang ý nghĩa cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi, che chở cho con, dành tất cả tình yêu thương.
+ So sánh: “Mẹ là ngọn gió”: Đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời.
→ Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con.

 

2,0 điểm

* Cho điểm:

+ 1.5đ – 2,0đ:  bài viết đầy đủ ý

+ 0,5đ – 1.0đ: bài viết còn thiếu ý

+ 0.5đ: Có ý chạm yêu cầu

PHẦN TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Hình thức
Yêu cầu

*Hình thức:
+ Chọn được đề tài
+ Đúng bài văn kể về một kỉ niệm sâu sắc với mẹ
+ Bố cục đầy đủ, rõ ràng 3 phần:  Mở bài, Thân bài, Kết bài
+ Sử dụng đúng ngôi kể thứ nhất.
+ Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả…

1,0điểm

 

 

Nội
dung
*Nội dung: HS có thể kể và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau

– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
-Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện
+ Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện và những nhân vật có liên quan
+ Kể lại các sự việc trong câu chuyện.
– Kết bài: Cảm xúc và bài học rút ra cho bản thân sau sự việc đó.

0, 5 điểm

 

2,0 điểm

0,5 điểm

Đề 3

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
I. Đọc-hiểu

Văn bản hồi kí

– Nhận biết được thể loại và đặc điểm thể loại
– Nhận biết được tính xác thực của kí
– Nhận biết được ngôi kể.
– Giải nghĩa từ đa nghĩa
– Hiểu được nội dung của đoạn trích
– Hiểu tâm trạng, cảm xúc được thể hiện
– Phân tích được tác dụng của ngôi kể thứ nhất.
– Đặt câu với từ đa nghĩa và giải nghĩa.
Số câu: 

Số điểm:

Tỉ lệ:

4,0

2,5

25%

3,5

2,5

25%

0,5

1,0

10%

8

6,0

60%

II. Viết

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát

– Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao chủ đề tình cảm gia đình
– Viết câu có vị ngữ là cụm từ
Số câu: 

Số điểm:

Tỉ lệ:

  1

4,0

40%

1

4,0

40%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ:

4,0

2,5

25%

3,5

2,5

25%

1,5

5,0

50%

9

10,0

100%

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ

Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.

Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.

Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.

Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.

Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.

Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng.

Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.

                                                                                                     (Theo Nguyễn Hiến Lê)
1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng, mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?

A. Hồi kí
B: Du kí
C: Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết

Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?

A. Câu mở đầu văn bản
B. Câu cuối văn bản
C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản
D. Câu mở đầu các đoạn văn

Câu 3: Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này?

A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua
B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ
C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng
D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe

Câu 4: Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây?

A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả
B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng…
D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ.

Câu 5: Dòng nào chứa cảm xúc của người viết:

A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch
B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ
C…. thế mà đã sáu chục năm qua rồi!
D. … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.

Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên?

A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.

2. Tự luận (3 điểm)

Câu 7 (1,5 điểm): Trong câu: “Cha tôi dạy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa.
Câu 8 (1,5 điểm): Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?

PHẦN II. VIẾT (4 ĐIỂM)

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)

Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó.

———- HẾT ———-

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6
ACACCA
Phần tự luận: 3,0 điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 7
– Nghĩa của “chân” trong từ “chân đê”: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
– HS đặt câu đúng ngữ pháp, nội dung hợp lí.
– Giải nghĩa từ “chân” chính xác. Ví dụ:
+ bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, …
+ bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
0,5

0,5

0,5

Câu 8
– Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất.
– Tác dụng của ngôi kể thứ nhất:
+ Giúp tác giả dễ dàng ghi lại những cảm xúc, tâm trạng, quan sát, … mà chính tác giả đã trải qua trong buổi học đầu tiên…
+ Câu chuyện được kể giản dị, chân thực – gây xúc động cho người đọc.
0,5

1,0

 Phần II. Viết (4,0 điểm)
Yêu cầu
Điểm
Về hình thức:
– Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn)
– Dung lượng: khoảng 10 câu (+ – 2 câu).
– Bố cục đủ 3 phần: MĐ – TĐ – KĐ.
– Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết câu.
0,25
0,25
0,25
0,25
Về nội dung:

* Mở đoạn:
– Giới thiệu bài ca dao.
– Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao.
* Thân đoạn:
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo yêu cầu:
– Bày tỏ cảm xúc với nghệ thuật độc đáo của bài ca dao:
Biện pháp tu từ so sánh: Công cha – núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ – nước trong nguồn. Phân tích được giá trị…
– Bày tỏ cảm xúc với nội dung của bài ca dao:
+ công ơn mẹ cha lớn lao, không bao giờ vơi cạn, …
+ lời nhắn nhủ về đạo hiếu làm con giản dị mà sâu sắc
* Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Liên hệ bản thân.

0,5

 

2,0

 

 

 

0,5

Đề 4

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

           Mức độ
 
Chủ đề
Nhận biết
 
Thông hiểu
Vận dụng
 
Vận dụng cao
 
I. Chủ đề 1:
Đọc hiểu

– Ngữ liệu: đoạn văn trích từ trang gacsach

– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

+ 01 đoạn trích

-Nhận diện ngôi kể

– Dấu hiệu nhận biết ngôi kể

– Xác định từ láy

 

-Nội dung của đoạn trích

 

 

 

 

-Tác dụng của từ láy

– Trình bày cảm nhận của bản thân về một nội dung trong đoạn trích.

– Rút ra bài học nhận thức, liên hệ qua nội dung đoạn trích

Số câu: 3

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %

3

2

20%

2

1,5

15%

2

1,5

15%

III. Tạo lập văn bản

Kể trải nghiệm của bản thân về gia đình

Kĩ năng nhận biết yêu cầu đề bài, xác định đúng nội dung đề bàiKĩ năng trình bày cấu tạo một bài văn tự sự

(đủ ba phần)

 Kĩ năng viết một bài văn tự sự)
Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70 %

1

0,5

5%

1

1,5

15%

1

5

50%

Tổng số câu: 5

Ts điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Số câu 2 + 2 yc

Số điểm 2

20%

Số câu 2+1yc

Số điểm 2,5

25%

1 +1 yc

1,5

15%

Số câu 1

Số điểm 5

  50 %

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,00 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Chiều muộn màng với những tia nắng tắt dần sau những toà nhà cao chọc trời. Từng dòng người vội vã trên những con đường đông đúc trở về tổ ấm, trở về với những bữa cơm chiều bên gia đình yêu thương (…)

Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo của dải đất miền Trung. Tuổi thơ gắn liền với những bữa cơm mẹ nấu dù đạm bạc nhưng ấm áp tình thương. Nơi tôi sống chẳng có những nhà hàng xa hoa, thậm chí đến cả một quán ăn nhỏ ven đường cũng không. Chỉ có những bếp tranh đơn sơ toả khói lam quyện trong làn sương mờ đặc buổi sớm; có những bữa cơm nho nhỏ với những yêu thương đong đầy đượm lên trong tâm hồn trẻ thơ. Những hồi ức đẹp đẽ ấy khắc khoải trong nỗi nhớ không bao giờ quên.

Ai rồi cũng sẽ có lúc lớn lên và đi xa. Nhưng những kỉ niệm thân thương bên gia đình vẫn luôn còn mãi. Và những kỉ niệm ấy là chút dư âm ngọt ngào mà cuộc đời ban tặng mỗi chúng ta.”

                                                                               (Trích: Bữa cơm gia đình – gacsach.club)

Câu 1 (1,00 điểm)
a/  Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu giúp em nhận biết điều đó?
b/ Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 2 (1,00 điểm) Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Từng dòng người vội vã trên những con đường đông đúc trở về tổ ấm, trở về với những bữa cơm chiều bên gia đình yêu thương.”
a/ Xác định hai từ láy có trong câu trên?
b/ Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó?

Câu 3 (1,00 điểm) Từ đoạn trích trên, em hiểu tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (7,00 điểm)

Câu 4. (1,00 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi người?

Câu 5. (6,00 điểm)
Đại dịch Covid diễn ra giúp mọi người biết trân trọng hơn giá trị của gia đình. Bằng những trải nghiệm trong những ngày giãn cách xã hội vừa qua, em hãy viết một bài văn kể lại những trải nghiệm của bản thân bên gia đình của mình.
                                                                           – HẾT –

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Câu
Đáp án
Điểm
1
a/  Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ nhất
Dấu hiệu nhận biết: người kể xưng “tôi”
0,25 đ
0,25 đ
b/ Nội dung đoạn trích trên:
– Bữa cơm gia đình vô cùng quan trọng và ý nghĩa đối với bản thân mỗi người.
– Cảm xúc của tác giả khi bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm thân thương ấy.
 

0,25 đ
0,25 đ

2
a/ Từ láy: vội vã, đông đúc0,5 đ
b/ Tác dụng:
– nhấn mạnh tầm quan trọng của bữa cơm gia đình, sau một ngày lao động và học tập, ai ai cũng muốn nhanh chóng trở về nhà sum vầy bên mâm cơm cùng với những người thân yêu.
– câu văn trở nên sinh động và gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe.
0,25 đ

0,25 đ

3
Tác giả muốn gửi gắm:
–         Bữa cơm gia đình quan trọng, kết nối mọi người trong gia đình
–         Vì vậy, mỗi chúng ta hãy quý trọng những phút giây đầm ấm, hạnh phúc bên gia đình, duy trì những bữa cơm gia đình bởi ở đó tình yêu được tỏa sáng, được nhân lên và lan tỏa.
0,5 đ

0,5 đ

  4
 Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi người
Về hình thức: Trình bày 01 đoạn văn ngắn (khoảng từ 5- 7 dòng)0.25
-Về nội dung:
+Viết đúng đề tài : vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi người
0.25
Đảm bảo nội dung:
+ Là nơi ta được sinh ra, lớn lên và trải qua các giai đoạn của cuộc đời
+ Là nơi nương tựa, che chở, bến đỗ của mỗi người
+ Là nơi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người ….
HS trả lời đủ 2/3 ý.
 

0,5đ

 

5
Kể lại những trải nghiệm của bản thân với gia đình của mình.
                                                           Yêu cầu chung:
a. Đảm bảo đúng thể loại của một bài văn tự sự về trải nghiệm: kể theo ngôi thứ nhất, xưng“tôi”
Cấu trúc bài đảm bảo 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
0.5 đ

0.5 đ

b. Xác định đúng vấn đề tự sự – kể lại những trải nghiệm của bản thân với gia đình của mình.1,00 đ
c. Yêu cầu cụ thể: Tùy theo cách viết của học sinh, nhưng đảm bảo những nội dung sau
– Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
– Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
– Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).
Nêu cảm xúc, ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.
 

3,5 đ

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. Câu chuyện hấp dẫn, tạo được tình huống gây cấn.0.25đ
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0.25 đ

Đề 5

Ma trận Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 
Vận dụng cao

 

I. Đọc hiểu

– Ngữ liệu: văn bản Kí
– Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:
+ 01 đoạn trích từ tác phẩm kí.

– Nhận diện thể loại.
– Nhận diện tên văn bản và tên tác giả.
– Xác định từ láy. 
– Nội dung của đoạn trích.

– Tác dụng của từ láy.

 

– Liên hệ bản thân.
Số câu: 3

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30 %

C1 + C2 (ý 1)

1,5

15%

C3a + C2 (ý 2)

1,0

10%

C3b

0,5

5%

II. Tập làm văn

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân.

Kĩ năng nhận biết yêu cầu đề bài, xác định đúng nội dung đề bài.Kĩ năng trình bày cấu tạo một bài văn tự sự

(đủ ba phần)

Trình bày cảm nhận của bản thân về một nội dung trong đoạn trích. Kĩ năng viết một bài văn tự sự.
Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70 %

C5

0,5

5%

C5

0,5

5%

C4

1,0

10%

1

5

50%

Tổng số câu: 5

Ts điểm: 10

Tỉ lệ: 100 %

Số câu 2 + 2 yc

Số điểm 2

20%

 Số câu 2+1 yc

Số điểm 1,5

15%

Số câu 1 +1 yc

Số điểm 1,5

15%

Số câu 1

Số điểm 5

  50 %

Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,00 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

      […] Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói “đấy là bàn chân vất vả”. Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi.

            Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước, xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm… Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.

            Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.

            Bố bảo: Bàn chân con phải giữ gìn để mà đi cho thật khỏe, thật xa!

                                                                        (Trích hồi kí Tuổi thơ im lặng, Duy Khán)

Câu 1. (0,5 điểm) Từ đoạn trích hồi kí Tuổi thơ im lặng của nhà văn Duy Khán, em liên tưởng đến những văn bản nào cùng thể loại đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Hãy nêu tên văn bản và tên tác giả của những văn bản đó.

Câu 2. (1,50 điểm) Tìm các từ láy có trong đoạn trích. Nêu tác dụng của các từ láy đó.

Câu 3. (1,00 điểm)

a/ Từ hình ảnh đôi bàn chân của bố trong đoạn trích, em hiểu thế nào về tình cảm của nhà văn dành cho người bố của mình?
b/ Bản thân em mong muốn làm điều gì để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ?

II. TẬP LÀM VĂN (7,00 điểm)

Câu 4. (1,00 điểm) Hình ảnh về đôi bàn chân của bố trong hồi kí của nhà văn Duy Khán đã khơi gợi trong em rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ về người cha, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 đến 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về tình cảm cha con.

Câu 5. (6,00 điểm) Tình mẹ, tình cha, tình cảm với những người thân trong gia đình là những tình cảm gần gũi, lớn lao và vô cùng thiêng liêng với mỗi con người. Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…).

                                                                    – HẾT –

Hướng dẫn chấm Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều

Câu
Đáp án
Điểm
1
– Những văn bản cùng thuộc thể loại hồi kí trong chương trình Ngữ văn 6:
+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
+ Thời thơ ấu của Hon-đa (Hon-đa Sô-i-chi-rô)
Lưu ý: Nêu đúng tên 1 văn bản và 1 tác giả (hoặc đúng hai yếu tố bất kì) đạt 0,25 đ.
0,5 đ
2
– Các từ láy có trong đoạn trích: khum khum, vất vả, xám xịt, lỗ rỗ, đầy đặn, lấm tấm, đâu đâu, tất bật, lành lặn, giữ gìn.
Lưu ý: HS tìm đúng 8/10 từ láy đạt 1,00 đ, nếu thiếu 2 từ trừ 0,25 đ.
1,00 đ
– Tác dụng của các từ láy trong đoạn trích là:
+ diễn tả cuộc đời vất vả, lam lũ của bố.
+ thể hiện tình yêu thương, sự hi sinh của bố dành cho con.
Mỗi ý đạt 0,25 đ
0,5 đ
3
a/ Tình cảm của nhà văn dành cho người bố của mình: quan tâm, thấu hiểu, thông cảm sâu sắc nỗi đau của đôi chân bị bệnh, thương xót người bố vì nghề nghiệp đến yếu mòn sức lực. Đồng thời, đoạn trích còn cho thấy sự trân quý, biết ơn bố vô cùng vì sự vất vả, khó nhọc mà bố đã trải qua để lo cho con có được cuộc sống đủ đầy.0,5 đ
b/ Liên hệ bản thân: kính trọng, yêu thương, hiếu thảo, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng, báo đáp công ơn trời biển của cha mẹ.

Lưu ý: HS chỉ cần diễn đạt thành câu, nêu đúng, đủ 1 ý cho đủ điểm       (0,5đ)

0,5 đ
4
Viết đoạn văn ngắn (5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình cảm cha con.
Về hình thức: Trình bày 01 đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 – 7 dòng)0,25đ
– Về nội dung:
+Viết đúng đề tài:  suy nghĩ của em về tình cảm cha con.
0,25 đ
+ Đảm bảo nội dung:
– Trong những mối quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng. Cùng với mẹ, cha là người sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Người cha đóng vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc để mỗi đứa trẻ lớn lên.
– Con cái phải biết ơn và đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
 

0,25 đ

0,25 đ

5
Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…).
a. Đảm bảo đúng thể loại của một bài văn tự sự.
|Cấu trúc bài đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
0,50 đ

0,50 đ

b. Xác định đúng vấn đề tự sự mà đề bài yêu cầu: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em về người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ,…).1,0 đ
c. Triển khai nội dung mạch lạc theo định hướng sau:
– Mở bài:(0,25đ) Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống mà người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

– Thân bài: (3,00đ)

+ Nêu hoàn cảnh, lí do xuất hiện trải nghiệm (thời gian, không gian xảy ra câu chuyện).
+ Kể diễn biến của trải nghiệm (Sự việc diễn ra như thế nào? Ngoại hình, tâm trạng, hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ của em và người thân ra sao?)
+ Tình cảm, cảm xúc của em trước hành động, sự việc đó.
– Kết bài: (0,25đ)  Nêu suy nghĩ của em về tấm lòng của người thân đối với mình, ấn tượng về người thân qua câu chuyện và mong muốn của em.

3,5 đ
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ từ câu chuyện của mình.0,25 đ
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.0,25 đ
Lưu ý:
Nếu học sinh kể câu chuyện, chưa chú ý trải nghiệm thì không đạt quá 2,50đ.

Trên đây là Đề kiểm tra kì 1 Ngữ văn 6 Cánh diều. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Leave a Reply

Required fields are marked*