Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao cung cấp cho thầy cô và các em học sinh dàn ý và bài viết tham khảo trong quá trình dạy và học.
Dàn ý Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
1. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề : Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân.
-Trích dẫn câu tục ngữ : Để khuyên mọi người luôn giữ vững tinh thần đoàn kết, nhân dân ta có câu tục ngữ :
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
2. Thân bài:
a/ Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ :
– Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
– Nghĩa bóng:
+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội
+ Ba cây: Chỉ một tập thể người
+ chụm lại: đoàn kết lại
+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công
=> Nghĩa cả câu: Câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc.Nếu chỉ có một người làm việc thì không thể thành công nhưng nhiều người cùng nhau hợp sức,đoàn kết thì có thể làm nên việc lớn.Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng.
b/ Vì sao chúng ta phải đoàn kết ?
– Vì sao chúng ta phải đoàn kết ?Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua.
-Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.
c/ Chứng minh:
a. Trong thực tế lịch sử:
– Nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.
– Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
– Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”.
b. Trong đời sống hằng ngày:
– Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết.
-Công trình thuỷ điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể nào hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam Với chuyên gia các nước bạn.
– Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng lả công trinh của sức mạnh đoàn kết..
– Ngày nay trên con đường phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa hàng triệu con người Việt nam vẫn đang chung tay góp sức, vượt qua những khó khăn: ủng hộ người nghèo, ủng hộ miền trung gặp thiên tai lũ lụt, chúng ta chung tay xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh nêu cao truyền thống đại đoàn kết dân tộc.
d/ Lật lại vấn đề :
– Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hổ từng khẳng định:”Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
– Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, nhiều người chưa phát huy được tinh thần đoàn kết……
3. Kết bài :
– Khẳng định vấn đề :Câu tục ngữ chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người.
– Rút ra bài học: Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Trên đây là Trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.
Xem thêm: