Site icon GIAODUCMOI

Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt bài 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt bài 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo cung cấp cho thầy cô và các em học sinh một số đề tham khảo trong quá trình dạy học.

Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt bài 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm từ tượng thanh?

A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật, hiện tượng.

Câu 2: Từ tượng hình là gì?

1. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
2. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
3. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
4. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật, hiện tượng.

Câu 3: Từ tượng thanh, từ tượng hình thuộc loại từ nào?

1. Thán từ.
2. Đại từ.
3. Danh từ.
4. Tính từ.

Câu 4: Tác dụng của việc dùng từ tượng hình, từ tượng thanh là gì?

1. Khiến câu văn, câu thơ giàu hình ảnh, sinh động hơn.
2. Khiến câu văn, câu thơ có giá trị biểu đạt cao.
3. A, B đều đúng.
4. A, B đều sai.

Câu 5: Từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong loại văn bản nào?

1. Tự sự, nghị luận.
2. Tự sự, miêu tả.
3. Nghị luận, biểu cảm.
4. Miêu tả, nghị luận.

Câu 6: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

1. Rũ rượi.
2. Lôi thôi.
3. Líu lo.
4. Chăm chỉ.

Câu 7: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh mô phỏng tiếng mưa?

1. Tí tách.
2. Rào rào.
3. Lộp độp.
4. Tất cả các từ ngữ trên.

Câu 8: Đâu là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ con người?

1. Lom khom.
2. Ngoằn nghoèo.
3. Hun hút.
4. Gập ghềnh.

Câu 9: Đâu là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ con người?

1. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
2. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
3. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị
4. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị

Câu 10: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?

1. Sặc sỡ.
2. Rì rào
3. Khúc khích.
4. Thình thịch.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)
Câu 1: Câu thơ dưới đây có từ tượng thanh nào?
Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đừng giông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn…

1. Giã gạo.
2. Lạy trời.
3. Đầy hơn.
4. Thập thình.

Câu 2: Dòng nào dưới đây chỉ gồm từ tượng thanh?

1. Lao xao, ha hả, róc rách, xôn xao, rón rén.
2. Xào xạc, xơ xác, ầm ầm, mênh mông, gầy gò.
3. Ríu rít, lộp bộp, uyển chuyển, thánh thót, nhấp nhô.
4. Loẹt quẹt, lăn tăn, thình thịch, thon thót, mượt mà.

Câu 3: Xác định đoạn thơ sau có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh nào?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.

1. Từ tượng hình: loắt choắt, nghênh nghênh; từ tượng thanh: thoăn thoắt.
2. Từ tượng hình: nghênh nghênh; từ tượng thanh: loắt choắt, thoăn thoắt.
3. Từ tượng hình: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, không có từ tượng thanh.
4. Từ tượng hình: nghênh nghênh, thoăn thoắt; từ tượng thanh: loắt choắt.

Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh mô tả âm thanh của thế giới tự nhiên?

1. Bác
2. Róc rách.
3. đẹp
4. nắng

Câu 5: Đoạn văn sau có những từ tượng hình nào?
Những ngày trời tháng 8, những ngọn gió thoang thoảng, những tiếng lá rơi xào xạc, tiếng chim kêu líu lo, tôi chợt nhận ra mùa thu đã về. Trong tôi lại hiện lên những ký ức của tuổi thơ. Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xối xả, rồi những lúc trời nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu âm ỉ. Nhìn bóng dáng các cô cậu nhỏ nhắn cười khúc khích ngoài sân tôi lại nhớ đến tuổi thơ đầy dữ dội của mình. Những ngày còn nô đùa vui vẻ, ấy thế mà giờ chúng tôi phải tấp nập với việc lo cơm áo gạo tiền. Không còn cả thời gian rảnh để chơi đùa, vui vẻ. Nhiều khi tôi chỉ muốn mình được bé nhỏ, hồn nhiên vô lo, vi vu khắp nơi như những đứa trẻ này. Dù cho có lớn thì những kỷ niệm về tuổi thơ vẫn không bao giờ nhạt nhòa.

1. Nhỏ nhắn, xối xả.
2. Nhỏ nhắn, nhạt nhòa.
3. Nhạt nhòa, líu lo.
4. Thoang thoảng, xào xạc.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)
Câu 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy tượng thanh trong đoạn thơ dưới đây.
Cúc cu, cúc cu,
Chim rừng ca trong nắng,
Im nghe, im nghe,
Ve rừng kêu liên miên.
Rừng hát gió lay bên cành biếc,
Lao xao, rì rào,
Dòng suối uốn quanh làn nước trôi trong xanh.
Róc rách, róc rách,
Nước luồn qua khóm trúc,
Lá rơi, lá rơi,
Xoay tròn nước cuốn trôi.

1. Các từ tượng thanh: cúc cu, liên miên, rì rào, róc rách. Tác dụng: gợi những âm thanh sinh động và phong phú của các sự vật trong khu rừng, gợi lên hình ảnh một khu rừng sống động, náo nhiệt.
2. Các từ tượng thanh: cúc cu, liên miên, lao xao, róc rách. Tác dụng: gợi những âm thanh sinh động và phong phú của các sự vật trong khu rừng, gợi lên hình ảnh một khu rừng sống động, náo nhiệt.
3. Các từ tượng thanh: cúc cu, lao xao, rì rào, róc rách. Tác dụng: gợi những âm thanh sinh động và phong phú của các sự vật trong khu rừng, gợi lên hình ảnh một khu rừng sống động, náo nhiệt.
4. Các từ tượng thanh: liên miên, lao xao, rì rào, róc rách. Tác dụng: gợi những âm thanh sinh động và phong phú của các sự vật trong khu rừng, gợi lên hình ảnh một khu rừng sống động, náo nhiệt.

Câu 2: Từ tượng thanh lộp độp nghĩa là gì?

1. Tiếng trầm, nặng như tiếng của vật nặng đập xuống mặt đất nghe thưa và không đều.
2. Tiếng động nhỏ, liên tiếp, không đều nhau.
3. Tiếng động xen lẫn vào nhau đều đều, liên tiếp.
4. Tiếng nước chảy nhẹ qua kẽ lá.

Trên đây là Câu hỏi trắc nghiệm Thực hành tiếng Việt bài 1 Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Exit mobile version