Site icon GIAODUCMOI

Câu hỏi trắc nghiệm Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng

Câu hỏi trắc nghiệm Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng cung cấp đề tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình giảng dạy.

Câu hỏi trắc nghiệm Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng
CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết:
Câu 1: Văn bản trên gồm mấy đề mục?

A. 4 đề mục.
B. 3 đề mục.
C. 6 đề mục.
D. 5 đề mục.

Câu 2: Văn bản chủ yếu nói về đối tượng nào?

A. Sao băng
B. Sóng thần.
C. Động đất.
D. Lốc xoáy.

Câu 3: Theo văn bản, sao băng là gì?

A. Là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc rất lớn.
B. Là một hình tượng đẹp và thường gắn liền với nhiều câu chuyện về tình yêu.
C. Là nhìn lên bầu trời thấy sao băng nhanh chóng ước một điều gì đó
D. Các đáp án trên đều sai

Câu 4: Trong văn bản, thiên thạch có nguồn gốc từ đâu?

A. Mảnh vụn từ các sao chổi hoặc các tiểu hành tinh.
B. Là tâm điểm của các trận mưa.
C. Xuất hiện ngẫu nhiên trên bầu trời.
D. Là tên của một ngôi sao.

Câu 5: Văn bản trên thuộc loại nào?

A. Văn bản thuyết minh.
B. Văn bản nghị luận.
C. Văn bản tự sự.
D. Văn bản hành chính.

Câu 6: Mỗi trận mưa sao băng thường kéo dài trong bao lâu?

A. Vài ngày.
B. Vài giờ.
C. Vài phút.
D. Vài tuần.

Câu 7: Việc quan sát sao băng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Trời mây, độ ô nhiễm không khí.
B. Khi trời mưa
C. Khi trời nhiều sao
D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 8: Mưa sao băng Pơ-sây (Perseids) thường xuất hiện vào lúc nào?

A. 17/7 – 24/8 hàng năm.
B. 2/10 – 7/11 hàng năm.
C. 19/4 – 28/5 hàng năm.
D. 7 – 17/12 hàng năm.

Câu 9: Khu vực mà mưa sao băng hướng tới gọi là gì?

A. Tâm điểm của mưa sao băng.
B. Trung tâm của mưa sao băng.
C. Diện tích của mưa sao băng.
D. Vòng tròn mưa sao băng.

Câu 10: Những trận mưa sao băng mà mật độ sao lên đến hàng nghìn hay hàng chục nghìn sao mỗi giờ gọi là gì?

A. Bão sao băng.
B. Mưa sao băng lớn.
C. Biển sao băng.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Tên của các trận mưa sao băng được đặt theo cái gì?

A. Tên khu vực chòm sao mà tâm điểm của trận mưa sao băng đó hướng tới.
B. Tên khu vực chòm sao mà mưa sao băng xuất phát.
C. Tên khu vực đầu tiên mưa sao băng xuất hiện.
D. Tên khu vực cuối cùng mưa sao băng xuất hiện.

Câu 12: Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng là gì?

A. Các sao chổi.
B. Bụi vũ trụ.
C. Sự va chạm các thiên thạch.
D. Sự va chạm các vì sao.

Câu 13: Mưa sao băng là hiện tượng gì?

A. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.
B. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.
C. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.
D. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.

Câu 14: Văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào?

A. Số liệu.
B. Tên các đề mục.
C. Tên các trận mưa.
D. Khái niệm về mưa sao băng.

b) Thông hiểu:
Câu 15: Tại sao chúng ta nhìn thấy sao băng?

A. Các vì sao xung quanh chiếu sáng vào các thiên thạch.
B. Bản thân các thiên thạch phát sáng.
C. Ánh trăng chiếu sáng vào các thiên thạch.
D. Các thiên thạch bị đốt cháy do lực ma sát với không khí.

Câu 16: Em hãy cho biết mục đích của đoạn văn sau là gì: “Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc rất lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển. Thiên thạch có nguồn gốc là bụi vũ trụ, mảnh vụn từ các sao chổi hoặc các tiểu hành tinh.”

A. Xác định được thế nào là sao băng và sao băng được hình thành như thế nào.
B. Để được ước điều gì đó khi nhìn thấy sao băng.
C. Biết được chu kì của sao băng.
D. Biết được độ ô nhiễm của không khí khi sao băng xuất hiện.

Câu 17: Xác định thông tin chính trong đoạn văn: “Mỗi năm có rất nhiều, …. cực điểm vào 12 – 13 tháng 12”

A. Giới thiệu một số trận mưa sao băng có mật độ sao cao.
B. Giới thiệu tên gọi, ngày xuất hiện của mưa sao băng.
C. Giới thiệu mưa sao băng Qua-đờ-ran-tít (Quadrantids).
D. Giới thiêu mưa sao băng En-ta A-qua-rít (Enta Aquarids).

Câu 18: Dựa vào đâu em có thể xác định được những thông tin cơ bản trong văn bản trên?

A. Dựa vào các đề mục của văn bản để xác định những thông tin cơ bản.
B. Dựa vào chu kì của các trận mưa.
C. Dựa vào sự xuất hiện của các thiên thạch
D. Dựa vào khả năng quan sát

Câu 19. Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu trong đoạn văn “Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch …tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa” có tác dụng gì?

A. Giúp người đọc, người nghe hiểu rõ và phân biệt được thế nào là sao băng và nguồn gốc cũng như đặc điểm của nó.
B. Giúp người đọc, người nghe xác định được tên gọi cũng như đối chiếu, phân tích được thời gian, địa điểm và vị trí diễn ra mưa sao băng.
C. Giúp người đọc, người nghe phân tích được sự xuất hiện cũng như xác định được hiện tượng chu kì của mưa sao băng.
D. Giúp người đọc, người nghe phân tích được sự xuất hiện của mưa sao băng và tác dụng của nó.

Câu 20: Cho biết ý nghĩa của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản ?

A. Giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được hiện tượng muốn nói đến và thể hiện tính xác thực và chính xác hơn.
B. Giúp cho văn bản liên kết mạch lạc chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho văn bản trở nên giàu ý nghĩa hơn
D. Giúp cho văn bản trình bày rõ ràng chi tiết hơn.

Câu 21: Vì sao văn bản này lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

A. Vì sao băng là một hiện tượng tự nhiên và các thông tin trong bài được trình bày trên cơ sở khoa học để giải thích về hiện tượng này.
B. Vì tính chất chủ quan, duy tâm, duy ý chí của người viết.
C. Vì khi nói về sao băng thì người ta chỉ có thể nói về nó dưới dạng một văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên.
D. Tất cả các đáp án trên.

c) Vận dụng:
Câu 22: Trong cuộc sống hàng ngày, khi nhìn thấy sao băng con người thường làm gì??

A. Khi nhìn thấy sao băng con người thường ước nguyện.
B. Khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật.
C. Khi nhìn thấy sao băng con người sợ tai hoạ sẽ ập đến.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì cho mọi người? Vì sao ?

A.Em sẽ ước mọi người trên thế giới đều được sống hạnh phúc. Vì em mong muốn ai cũng có hạnh phúc khi được sống trên đời.
B. Em sẽ ước mình được đến trường đi học.Vì cần phải có kiến thức cho bản thân
C. Em sẽ ước mình được sống vui vẻ hạnh phúc. Vì lúc nào em cũng buốn.
D. Cả ba phương án trên.

Câu hỏi trắc nghiệm Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

BÀI TẬP THAM KHẢO NGOÀI SGK
Ngữ liệu
LŨ LỤT LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI

Hiện nay, sự khai thác rừng bừa bãi cùng với ô nhiễm môi trường không khí khiến cho Trái Đất nóng lên làm biến đổi khí hậu, gây nên lũ lụt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vậy lũ lụt là gì? Tác hại của lũ lụt như thế nào?

Lũ lụt là gì?

Có rất nhiều người đang hiểu sai về khái niệm lũ lụt. Thực chất đây là một danh từ ghép, được tạo thành bởi hai từ đơn chỉ hai hiện tượng thiên nhiên vô cùng phố biến là lũ và lụt. Vì thế, để hiểu rõ hơn thì hãy cùng tìm hiểu từng khái niệm một:

– Lũ là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối. Thông thường lũ có tốc độ chảy cao, mang tính bất ngờ và xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc.
Lũ được chia thành các loại khác nhau:
+ Lũ ống là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống. Do lượng nước đổ về lớn mà đường thoát nước lại khá nhỏ hẹp nên lũ sẽ rất mạnh, có thể cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn trên đường lũ đi qua.

+ Lũ quét là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ chảy từ trên cao xuống thấp. Lũ quét thường không chảy mạnh như lũ ống nhưng lại gây ra thiệt hại lớn do đường đi của nó rộng, có thể quét mọi nẻo đường. Sức mạnh của lũ quét phụ thuộc vào độ dốc của địa hình, khối lượng nước và cả hệ thống rừng nữa. Vì thế mà trồng rừng chống xói mòn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng lũ quét.

+ Lũ sông là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.

– Lụt là hiện tượng nước ngập trong một vùng đất với một khoảng thời gian nhất định. Lụt có thể do lượng nước lũ quá nhiều khiến vỡ đê hay lượng nước lớn, không có chỗ thoát gây nên tình trạng ngập lụt.
Như vậy, lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư.

Nguyên nhân gây ra lũ lụt

Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người dân cả về sức khoẻ lẫn tài sản. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây lũ lụt mà bạn nên biết:

Do bão hoặc triều cường

Bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Đó là lí do tại sao ở vùng biển, người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê để hạn chế triều cường, hạn chế tình trạng thiệt hại do lũ lụt gây nên.

Do hiện tượng mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập ủng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các cơn lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.

Do các thảm hoạ sóng thần, thuỷ triều

Hiện tượng thuỷ triều hay sóng thần cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt ở các tỉnh ven biển miền Trung do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay hổ thuỷ điện gây ngập lụt.

Do sự tác động của con người

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên thì sự tác động của con người cũng là vấn đề gây nên tình trạng lũ lụt hiện nay. Việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên một cách bừa bãi khiển đồi núi bị xói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến.
Hiện nay, mặc dù môi trường vẫn luôn được mọi người quan tâm, chung tay bảo vệ nhưng cũng không tránh khỏi ô nhiễm, khiến Trái Đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng, gây nên nhiều thiên tại.

Tác hại của lũ lụt

Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:

Gây thiệt hại về vật chất

Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng, các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.

Gây thương vong về con người

Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100.000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.

Tác động xấu đến môi trường nước

Tình trạng lũ lụt kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng.
Lũ lụt thường xuyên kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm nước uống, ảnh hưởng đến sức khỏe cảu mỗi người.

Là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh

Việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, xung quanh bị bao phủ bởi nước, rác thải, xác động vật,… sẽ là “mầm mống” cho các loại vi rút tấn công và lây lan bởi vì các loại dịch bệnh lan truyền qua đường nước rất nhanh.
Vì thế, trong điều kiện thiếu thốn, bạn vẫn nên bảo vệ sức khỏe của mình, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm.

Ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế địa phương, đất nước

Việc lũ lụt kéo dài còn ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm giảm “tức thời” các hoạt động du lịch. Do tình trạng lũ lụt nên người dân không thể tăng gia sản xuất, đẩy mạnh việc làm, nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng nhất định. […]

(Theo MƠ KIỀU, khbvptr.vn,2-11-2020)

CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
a) Nhận biết:
Câu 1: Theo văn bản, em hãy cho biết lũ lụt là gì?

A. Là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối.
B. Là hiện tượng nước ngập trong một vùng đất với một khoảng thời gian nhất định.
C. Là từ để chỉ các hiện tượng tự nhiên mang tính chất tiêu cực, gây hại cho con người như: mưa phùn, nồm ẩm, bão, lốc,…
D. Là chuỗi song biển kéo dài lan truyền với vận tốc lớn.

Câu 2: Lũ ống là gì?

A. Là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp với địa hình khép kín tại các hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống.
B. Là hiện tượng lũ mạnh làm vỡ các đường ống và khiến cho nước lũ tràn vào đường ống.
C. Là hiện tượng cơn lũ giống với hình cái ống, chảy/đổ xuống ngang dọc khắp mọi nơi, phá huỷ mọi thứ trên đường nó quét qua.
D. Là hiện tượng nước ngập trong một vùng đất.

Câu 3: Văn bản đã nêu lên những loại lũ nào?

A. Lũ ống, lũ quét, lũ sông.
B. Lũ sông, lũ biển, lũ suối.
C. Lũ hồ, lũ suối, lũ biển
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải tác hại của lũ lụt?

A. Gây ô nhiễm môi trường không khí.
B. Gây thiệt hại về vật chất.
C. Gây thương vong về con người.
D. Tác động ô nhiễm môi trường nước.

Câu 5: Trận lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho bao nhiêu người chết?

A. 100 000
B. 10 000
C. 1 000 000
D. 10 000 000

Câu 6: Văn bản trên tác giả đưa ra mấy nguyên nhân cơ bản gây ra lũ lụt?

A. 4 nguyên nhân
B. 5 nguyên nhân
C. 6 nguyên nhân
D. 7 nguyên nhân

Câu 7: Chọn đáp án đúng nhất để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “………. là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, làm tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.”

A. Lũ sông
B. Lũ quét
C. Lũ tràn
D. Lũ đầu nguồn

Câu 8: Câu nào sau đây không đúng về lũ quét?

A. Trồng cây lương thực chống xói mòn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng lũ quét.
B. Là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ chảy từ trên cao xuống thấp.
C. Lũ quét thường không chảy mạnh như lũ ống nhưng lại gây ra thiệt hại lớn do đường đi của nó rộng, có thể quét mọi nẻo đường.
D. Sức mạnh của lũ quét phụ thuộc vào độ dốc của địa hình, khối lượng nước và cả hệ thống rừng.

Câu 9: Đoạn văn sau đây được trình bày theo kiểu cầu trúc nào?
Mỗi cơn lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng, các loại cây lương thực vì bị ngập ủng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.

A. Quy nạp
B. Phối hợp
C. Diễn dịch
D. Song song

b) Thông hiểu:
Câu 10: Tại sao bão và triều cường có thể gây ra lũ lụt?

A. Vì bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển.
B. Vì người ta thấy rằng ở vùng biển có cây rừng ở phía ngoài đê nên người ta suy luận ra vậy.
C. Vì bão và triều cường gây ra những áp lực đối với kết cấu đất nên dễ khiến lũ lụt xảy ra.
D. Vì con người chặt phá rừng bữa bãi.

Câu 11: Vì sao hiện tượng mưa lớn kéo dài có thể gây ra lũ lụt?

A. Vì nó khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập úng.
B. Vì nó khiến cho trời thiếu nắng.
C. Vì nó được quy định trong luật pháp Quốc tế.
D. Vì con người muốn trữ nước để tưới cây.

Câu 12: Tại sao hiện tượng thuỷ triều hay sóng thần có thể gây nên tình trạng ngập lụt ở các tỉnh ven biển miền Trung?

A. Do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay hồ thuỷ điện gây ngập lụt.
B. Vì các tỉnh ven biển miền Trung nằm trong vành đai khí hậu ôn đới.
C. Vì người dân ở các tỉnh miền Trung thích có lũ lụt để đánh bắt hải sản.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Nguyên nhân nào gây ra lũ lụt mang tính chủ quan?

A. Do sự tác động của con người
B. Do bão hoặc triều cường
C. Do hiện tượng mưa lớn kéo dài
D. Do các thảm hoạ sóng thần, thuỷ triều

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về tác hại của lũ lụt?

A. Mặc dù lũ gây ra nhiều tác hại nhưng tình trạng bão lũ kéo dài có thể giúp cho việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.
B. Lũ lụt tác động trực tiếp đến con người, đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
C. Mỗi con lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật.
D. Tình trạng lũ lụt kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng.

Câu 15: Vì sao lũ lụt là nguyên nhân của nhiều loại mầm bệnh?

A. Vì việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, xung quanh bị bao phủ bởi nước, rác thải, xác động vật,… sẽ là nơi “mầm mống” cho các loại vi rút tấn công và lây lan.
B. Vì trong nước mưa có các chất gây ra các bệnh về vi khuẩn cho cơ thể.
C. Vì người dân hiện tại luôn luôn chủ quan trước tình hình dịch bệnh bị phát tán từ lũ lụt.
D. Vì người dân không thể lao động, sản xuất.

Câu16: Các nội dung trình bày trong Lũ lụt là gì – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?

A. Giúp người đọc hiểu rõ hơn những thông tin về lũ lụt: khái niệm, nguyên nhân và tác hại.
B. Vì bão và triều cường gây ra những áp lực đối với kết cấu đất nên dễ khiến lũ lụt xảy ra.
C. Giúp người dân biết cách phòng chống lũ.
D. Tình trạng mưa lũ kéo dài làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng.

c) Vận dụng:
Câu 17: Theo em lũ lụt kéo dài sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế địa phương, làm giảm “tức thời” các hoạt động du lịch?

A. Người dân không thể tăng gia sản xuất và thực hiện hoạt động du lịch.
B. Lũ lụt ở một địa phương có thể làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu.
C. Vì chính phủ không bao giờ có các chương trình hỗ trợ người dân vùng lũ lụt.
D. Gây ô nhiễm môi trường.

Câu 18: Em thấy bản thân mình cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt?

A. Biết thêm thông tin về cách ứng phó khi lũ lụt xảy ra để cố gắng giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
B. Làm nhà tránh lũ.
C. Chuyển đến nơi ít có lũ lụt để ở.
D. Cần bảo vệ sức khỏe tốt cho bản thân.

Câu 19: Chúng ta cần làm gì để phòng chống thiên tai, lũ lụt?

A. Củng cố đê điều, thiết lập an toàn cho các ngư dân
B. Tập trung xây dựng nhà ở ven biển
C. Xây dựng các nhà máy ở ven biển
D. Phát triển kinh tế biển

Trên đây là Câu hỏi trắc nghiệm Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

 

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Exit mobile version