Site icon GIAODUCMOI

Câu hỏi trắc nghiệm Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

Câu hỏi trắc nghiệm Ca Huế trên sông Hương cung cấp đề tham khảo cho thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình giảng dạy.

Câu hỏi trắc nghiệm Ca Huế trên sông Hương
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng về Hà Ánh Minh?

A. Là nhà báo có nhiều tùy bút đặc sắc.
B. Là nhà văn có nhiều tiểu thuyết đặc sắc.
C. Là nhà văn có nhiều truyện ngắn đặc sắc.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngắn.
B. Tiểu thuyết.
C. Bút kí.
D. Tùy bút.

Câu 3: “Ca Huế trên sông Hương” được chia làm mấy phần?

A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 4: Ca Huế có nghĩa là gì?

A. Một thể loại nghệ thuật của Việt Nam.
B. Một thể loại âm nhạc cổ truyền của cố đô Huế.
C. Một trò chơi giải trí.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Những địa danh nào được nhắc đến trong bài?

A. Làng Thọ Cương, chùa Thiên Mụ.
B. Lăng vua Tự Đức.
C. Biển Lăng Cô.
D. Đại nội kinh thành Huế.

Câu 6: Có mấy loại dụng cụ âm nhạc xuất hiện trong tác phẩm?

A. 2
B. 4
C. 6
D. 8

Câu 7: Những loại nhạc cụ xuất hiện trong bài là?

A. Đàn tranh, đàn nguyệt.
B. Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà.
C. Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam.
D. Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…là quê hương của những điệu hò nổi tiếng”

A. Huế.
B. Bắc Ninh.
C. Hà Nội.
D. Hội An.

Câu 9: Dòng nào không phải nói lên đặc điểm của văn bản nhật dụng?

A. Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuôch sống của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
B. Là những văn bản có tính thời sự, đồng thời cũng chứa đựng trong đó những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài.
C. Là loại văn bản có nội dung thời sự xã hội nhưng về hình thức thể hiện vẫn có những giá trị nghệ thuật nhất định, sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
D. Là những văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gon.

Câu 10: Đêm ca Huế diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Khi mặt trời bắt đầu mọc.
B. Từ lúc mặt trời lặn.
C. Từ lúc thành phố lên đèn.
D. Từ lúc trăng lên đến sáng.

Câu 11: Phương tiện nào được dùng để tổ chức đêm ca Huế trên sông Hương?

A. Du thuyền.
B. Tàu ngầm.
C. Xuồng máy.
D. Thuyền rồng.

Câu 12: Khi biểu diễn, các ca công mặc trang phục gì?

A. Nam nữ mặc võ phục.
B. Nam nữ mặc áo bà ba nâu.
C. Nam áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ áo dài, khăn đóng.
D. Nam nữ mặc áo quần bình thường.

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế?

A. Vùng với nhiều cảnh sắc đẹp như sông Hương, chùa Thiên Mụ…và nền văn hóa phong phú, độc đáo, đậm bản sắc dân tộc như nhã nhạc cung đình Huế, các điệu ca, điệu hò.
B. Vùng với nhiều cảnh sắc đẹp tuyệt trần, là trung tâm văn hóa của đất nước ta.
C. Vùng giàu tài nguyên khoáng sản, có giá trị kinh tế cao.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản Ca Huế trên sông Hương muốn đề cập đến?

A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.
B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đâu không phải là đặc điểm của xứ Huế?

A. Huế từng là kinh đô nhà Nguyễn, hiện tại là cố đô đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương.
B. Huế thơ mộng và trữ tình với điệu Nam ai Nam bình với di sản Nhã nhạc cung đình Huế.
C. Là trung tâm kinh tế của nước Việt Nam.
D. Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng, chùa Thiên Mụ, biển Lăng Cô, núi Ngự Bình…

Câu 4: Đêm ca Huế được mở đầu bằng mấy nhạc khúc?

A. 2
B. 4
C. 6
D. 8

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên nét độc đáo của đêm ca Huế trên sông Hương ?

A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng, được nghe và ngắm nhìn các ca công từ trang phục đến cách chơi đàn đến những ngón đàn trau chuốt và điêu luyện.
B. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.
C. Những làn điệu dân ca Huế phong phú và đa dạng, giàu cung bậc tình cảm, cảm xúc.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Địa danh nào của Huế không được nhắc đến trong tác phẩm?

A. Thôn Vĩ Dạ.
B. Chùa Thiên Mụ.
C. Tháp Phước Duyên.
D. Sông Hương.

Câu 7: Đặc điểm của “Tứ đại cảnh” là gì?

A. Thấm đẫm tình người.
B. Thể hiện ước mơ, khát vọng.
C. Âm hưởng điệu Bắc, phách điệu Nam không vui, không buồn.
D. Buồn bã, bi ai.

Câu 8: Cung bậc nào sau đây không được dùng để miêu tả tiếng đàn của các nhạc công?

A. Âm thanh cao vút.
B. Trầm bổng.
C. Lúc khoan lúc nhặt.
D. Réo rắt, du dương.

Câu 9: Tại sao có thể nói Ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi?

A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.
B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.

Câu 10: Trong tác phẩm, đoạn văn sau nói về khoảng thời gian nào?
“Đấy là lúc các ca thi cất lên ngững khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tưkhúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh.”

A. Đêm.
B. Đêm đã về khuya.
C. Trăng lên.
D. Gà bắt đầu gáy sáng.

Câu 11: Câu văn nào trong số các câu văn sau đây được dùng để nói lên vẻ đẹp của con người xứ Huế?

A. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dàiđều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn.
B. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.
C. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
D. Huế chính là quê hương của chiếc áo dài Việt Nam.

Câu 12: Nhạc cụ nào sau đây không xuất hiện trong tác phẩm?

A. Đàn piano.
B. Đàn tranh.
C. Đàn nguyệt.
D. Tì bà.

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Điền câu thích hợp vào chỗ trống “Cặp sanh tiền Ca Huế rất đa dạng và phong phú về các làn điệu và ngón chơi của các ca công, như tác giả đã viết…”

A. Ca Huế hình thành từ dòng ca hạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trâng trọng uy nghi.
B. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương.
C. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy tâm hồn.
D. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại.

Câu 2: Tại sao lại nói ca Huế là một thú vui tao nhã?

A. Vì từ nội dung đến hình thức, ca công đến nhạc công,…đều mang sự thanh cao, nhã nhặn, sang trọng, duyên dáng.
B. Thưởng thức trên truyền rồng.
C. Thưởng thức trên dòng sông Hương thơ mộng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Đoạn văn sau đây cho chúng ta biết điều gì?
“Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ.”

A. Nguồn gốc hình thành ca Huế.
B. Nội dung của ca Huế.
C. Hình thức của ca Huế.
D. Đặc sắc của ca Huế.

Câu 4: Theo em, cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc băng video?

A. Được nói chuyện với các ca công.
B. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công chơi đàn.
C. Được chơi thử các nhạc khúc.
D. Được nghe đi, nghe lại.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Những hiểu biết them của ems au khi đọc tác phẩm này?

A. Một số cảnh đẹp, di tích, địa danh ở Huế.
B. Trang phục, con người.
C. Các điệu dân ca với nguồn gốc, cái hay, cái đẹp, cái riêng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đâu là tên những làn điệu dân ca miền Bắc?

A. Các điệu hò, điệu lí.
B. Hát ví, hắt dặm, hát ru.
C. Hát đồng dao, hát xoan, quan họ Bắc Ninh.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

B. ĐÁP ÁN
I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)
1. A 2. D 3. D 4. B 5. A 6. C 7. D 8. A 9. C 10. D
11. D 12. C
 II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
1. A 2. D 3. C 4. B 5. D 6. A    7. C 8. A 9. C 10. B
11. C 12. A

 III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

1. C 2. D 3. A 4. B
 IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
1. D 2. D

Trên đây là Câu hỏi trắc nghiệm Ca Huế trên sông Hương. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác của trang.

Xem thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này có giá trị, hãy mời chúng tôi một ly cà phê nhé!

Exit mobile version